Chiphí vốn hoá đối lập với chi phí doanh thu (Capital expenses versus revenue expenses/expenditure)

Một phần của tài liệu Chương 13 TÀI SẢN cố ĐỊNH Hữu HÌNH, BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHI PHÍ LIÊN HỆ (Trang 26)

(Capital expenses versus revenue expenses/expenditure)

Chi phí doanh thu (Revenue Expense) ỉà một khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh

và được trừ khỏi doanh thu, thu nhập để có được iãi iỗ, ví dụ: các chi phí lương, khấu hao, sửa chữa, bảo trì tài sản cố định.

Đối ngược với nó là chi phí vốn hoá (Capital expenses), đó là các khoản chi làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả của tài sản hoặc kéo dài thời gian hữu ích cửa tài sản. Các chi phí được vốn hóa sẽ được phản ánh trên BCĐKT như khoản làm tăng tài sản, ví dụ: chi phí cải tiến, mở rộng tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Việc phân biệt giữa chi phí vốn hoá và chi phí doanh thu thường có nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ thường rất khó phân biệt thế nào là chi phí sửa chữa lớn để kéo dài thời gian tồn tại của tài sản với chi phí sửa chữa nhỏ để duy trì TSCĐ, số tiền bao nhiêu là “lớn”. Khi sự phân vân nghi ngờ, các công ty thường cho vào chi phí doanh thu vì hai lý do sau:

- Nêu ghi vào chi phí doanh thu, có nghĩa là làm giảm thu nhập, do vậy giảm thuế thu nhập trong kỳ phải nộp.

- Một số tài khoản chi phí nhỏ, nhiều công ty có chính sách ghi vào chi phí cho các khoản chi nhỏ dưới một số tiền nhất định nào đó, ví dụ: 5.000.000 đồng.

5.1. Các chi phí sửa chữa bảo trì thường xuyên(Repair & maintenance expenses) (Repair & maintenance expenses)

Là các chi phí sửa chữa nhỏ để duy trì cho tài sản được hoạt động tốt như chì phí bảo trì máy Photocopy, bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng. Khi phát sinh các chi phí này kế toán ghi Nợ chi phí sửa chữa bảo trì (cho các đối tượng gánh chịu) và ghi Có “Tiền” hoặc “Chi phí phải trả”.

5.2. Sửa chữa lớn TSCĐ (Major repairs/ Capitalized repairs)

Là việc sửa chữa với số tiền lớn không những để làm cho TSCĐ ở trạng thái tốt mà còn kéo dài thời gian hữu ích của tài sản dài hơn thời gian ước tính ban đầu.

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi tăng giá trị còn lạí TSCĐ bằng cách ghi giảm số khấu hao lũy kế - “Nợ hao mòn TSCĐ”. Nếu việc sửa chữa tài sản kéo dài thì các chi phí sửa chữa

Một phần của tài liệu Chương 13 TÀI SẢN cố ĐỊNH Hữu HÌNH, BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHI PHÍ LIÊN HỆ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)