- Nghiên cứu sơ bộ:
Qua quá trình thực tập, người thực hiện đề tài có trao đổi và nhận được ý kiến của ban lãnh đạo và nhân viên Phòng Kinh Doanh về mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến hoạt động marketing – mix của công ty, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Đó cũng chính là các biến độc lập trong mô hình.
Sau đó, với vai trò là cộng tác viên làm việc tại công ty, người thực hiện đề tài tiếp tục tham khảo ý kiến trực tiếp của ban lãnh đạo và nhân viên công ty về tình hình thực hiện chính sách Marketing – mix trong giai đoạn vừa qua và hiệu quả mang lại nhằm xác định các biến quan sát để đo lường các biến độc lập. Gồm 4 nhân tố chính: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Bốn yếu tố này tác động đến thái độ và mức độ thỏa mãn của khách hàng về hoạt động marketing – mix của CTCPHV.
Dựa trên cơ sở lý luận về Marketing và ý kiến của ban lãnh đạo, nhân viên công ty, người thực hiện đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu theo 4P và thiết kế bảng câu hỏi đánh giá áp dụng thang đo Likert 5 mức độ (phổ biến tại các công ty nghiên cứu thị trường ở Việt Nam) với: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Khách hàng sẽ được khảo sát và cho biết đánh giá của mình liên quan đến những hoạt động marketing – mix của công ty dành cho khách hàng trong thời gian vừa qua. Tiến hành khảo sát thử 15 nhân viên công ty để đánh giá mức độ hiểu bảng câu hỏi. Sau đó, hoàn thành bảng câu hỏi chính thức.
- Nghiên cứu chính thức:
+ Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
+ Đối tượng khảo sát: khách hàng công nghiệp của công ty; đối tác và bạn hàng cụ thể: các nhà máy thuốc điếu, các công ty thương mại thuốc lá, các công ty kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhỏ lẻ, các tổ - cơ sở chế biến – gieo trồng – thu mua nguyên liệu.
+ Kích thước mẫu: kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 15 biến quan sát. Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100, đảm bảo theo công thức: n>=5*x (n là cỡ mẫu và x là tổng số biến quan sát). Và kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
Bảng khảo sát trong nghiên cứu chính thức này gồm 15 biến quan sát. Theo phân tích trên và để đạt số lượng mẫu tối thiểu theo tỷ lệ so với biến là 5/1 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 15*5=75 phần tử nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, dựa trên ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong ban lãnh đạo, nhân viên CTCPHV cũng như điều kiện khảo sát của bản thân, người viết đề tài chọn kích thước mẫu ban đầu là 90.
2.2.2.3 Lập bảng câu hỏi và khảo sát - Bảng câu hỏi: - Bảng câu hỏi:
Xin xem thêm phụ lục số 1. Các thông tin cá nhân liên quan đến đại diện người khảo sát của công ty khách hàng bao gồm: họ tên, số điện thoại, địa chỉ e-mail; thông tin về
doanh nghiệp cũng được đưa vào bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên sự tư vấn và góp ý của ban lãnh đạo, nhân viên phòng Kinh doanh của công ty và thầy hướng dẫn.