KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2.2. Về hệ chất mang
Đề tài đã tiến hành khảo sát với nhiều chất mang khác nhau, đánh giá được khả năng tạo (vi) nhũ tương của 3 hệ chất mang và lựa chọn hệ chất mang thích hợp cho việc bào chế là hệ Labrasol (56%) – Transcutol HP (24%) – Labrafil (20%). Tuy nhiên đây mới chỉ là các đánh giá ban đầu cần tiếp tục cĩ những nghiên cứu rộng hơn với số lượng chất mang nhiều hơn và các đánh giá cụ thể hơn.
Chất diện hoạt đĩng vai trị chính trong việc hình thành NT. Các thực nghiệm cho thấy, khi tăng lượng chất diện hoạt thì, KTTP giảm đi. Khả năng hình thành NT của mỗi chất diện hoạt cũng khác nhau, tuy nhiên cần cân đối giữa mức độ và khả năng tạo NT với tỉ lệ của chất diện hoạt trong hỗn hợp chất mang, vì với hàm lượng quá lớn, chất diện hoạt cĩ thể gây kích ứng niêm mạc hoặc đẩy nhanh q trình giải phĩng dược chất khỏi (vi) nhũ tương.
Chất đồng diện hoạt hỗ trợ chất diện hoạt tạo ra chỉ số HLB thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tạo thành NT. Trong các thực nghiệm được tiến hành, với chất đồng diện hoạt là Transcutol HP – cĩ khả năng hịa tan dược chất tốt nhất, tỉ lệ chất đồng diện hoạt so với chất diện hoạt cĩ ảnh hưởng đến khả năng hịa tan dược chất của hệ chất mang.
Pha dầu là thành phần quan trọng để hình thành (vi) nhũ tương. Trong các thực nghiệm của khĩa luận, pha dầu dùng là Labrafil M 1944CS, cĩ độ hịa tan ART khơng thật sự tốt, do đĩ gây ảnh hưởng đến độ tan của ART trong hệ chất mang. Về lý tưởng, dược chất nên được hịa tan nhiều nhất trong pha dầu và hạn chế ở chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt để đảm bảo sự phân bố của dược chất trong hệ chất mang là tập trung và ít khuếch tán khi hình thành NT.
Các hệ chất mang khác nhau thể hiện các đặc tính vật lý, hĩa lý khác nhau. Kết quả thực nghiệm của khĩa luận đã cho thấy các hệ chất mang cĩ độ ổn định vật lý khác nhau, thể hiện bằng sự tách lớp các thành phần trong hệ. Nghiên cứu của S.Ajith và Animesh Kumar Rakshit cho thấy rằng, độ nhớt của các thành phần trong hệ, đặc biệt là chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì độ ổn định vật lý của hệ. Sự chênh lệch độ nhớt của các thành phần càng lớn khả năng phân tách của hỗn hợp vật lý càng cao, điều này cĩ thể giải thích cho sự phân tách lớp quan sát thấy ở hệ M2 (Cremophor RH40 – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS) và M3 (Tween – Transcutol - Labrafil M1944 CS), trong khi đĩ hệ M1 (Labrasol – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS) lại khơng quan sát thấy sự phân lớp sau 28 ngày.