KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.6. Ảnh hưởng của hàm lượng dược chất đưa vào hệ chất mang đến nhũ tương
Các hệ chất mang có độ hòa tan tốt với dược chất, tiến hành phối dược chất với các lượng khác nhau từ 20 – 150mg, tiến hành tự nhũ hóa 1,0g các hệ đã mang dược chất vào 300ml nước và đánh giá nhũ tương tạo thành bằng KTTP.
Từ kết quả độ tan của artesunat trong hệ chất mang M1, lựa chọn các hệ có khả năng hòa tan tốt nhất (độ tan của ART lớn hơn 23% kl/kl) với artesunat bao gồm: A8, A9, B9, C9, D8, D9, E9, F7, F8, F9, G7, G8, G9, H9, K9, tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng dược chất đưa vào hệ chất mang đến nhũ tương, kết quả thu được như bảng 3.8.
Kết quả cho thấy, với tất cả các hệ chất mang được khảo sát khi lượng dược chất thêm vào hệ tăng lên thì KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành từ hệ cũng tăng lên. Có thể thấy rằng hầu hết các hệ chất mang còn duy trì được KTTP khoảng 300nm với lượng dược chất cho vào là 50mg, tuy nhiên, khi tăng lượng dược chất thêm vào lên thành 75mg, đa số các hệ chất mang đều cho KTTP của (vi) nhũ tương được tạo thành tăng mạnh, KTTP của VNT tạo thành từ hệ H9 gồm Labrasol (72%) – Transcutol HP (18%) – Labrafil M1944CS (10%) tăng từ 359,2nm (lượng dược chất thêm vào 50mg) thành 750,5nm. Lúc này, chỉ còn 3 hệ F9, G8, G9 còn duy trì được KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành dưới 300nm. Khi tiếp tục tăng lượng dược chất đưa vào hệ thì KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành từ hai hệ F9 và G9 tăng lên. Với lượng 125mg dược chất, KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành từ hệ G9 là 480,2nm và từ hệ F9 là 513,9nm. Lúc này chỉ còn hệ G8 (Labrasol (56%) – Transcutol HP (24%) – Labrafil M1944CS (20%)) vẫn duy trì được KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành là 278,3nm.
Khi lượng dược chất thêm vào tăng lên 150mg, KTTP của nhũ tương tạo thành từ các hệ đều tăng mạnh lên trên 500nm.
Bảng 3.8: Kích thước tiểu phân trung bình của nhũ tương với lượng dược chất khác nhau (đv: nm)
Thành phần hệ chất mang (S – Co.S – O)
Lượng dược chất thêm vào hệ (mg)
0 20 50 75 100 125 150 A8 (40-40-20) 235,4 220,0 286,5 356,9 499,1 693,6 A9 (45-45-10) 202,2 230,6 271,8 330,1 408,6 495,0 862,7 B9 (9-81-10) 234,8 296,5 378,2 443,1 509,7 C9 (18-72-10) 425,3 544,0 682,3 D8 (24-56-20) 304,3 360,1 402,3 500,2 781,1 D9 (27-63-10) 296,5 356,2 359,5 422,5 495,3 541,5 623,4 E9 (36-54-10) 287,9 290,1 367,5 443,3 516,9 F7 (42-28-30) 272,3 252,1 316,5 401,8 497,7 F8 (48-32-20) 180,6 230,8 288,4 352,9 421,0 500,1 F9 (54-36-10) 216,4 117,6 183,3 265,0 378,2 513,9 G7 (49-21-30) 236,1 213,5 287,6 300,3 421,9 515,0 G8 (56-24-20) 192,4 178,6 255,2 222,9 198,4 278,3 498,7 G9 (63-27-10) 206,6 200,2 217,8 255,0 307,3 480,2 678,1 H9 (72-18-10) 211,2 238,1 359,2 750,5 K9 (81-9-10) 204,9 230,6 255,6 425,9 687,5
Đồng thời với việc KTTP của NT tạo thành tăng lên, thì chỉ số PDI cũng tăng lên (từ khoảng 0,17 – 0,25 ở các hàm lượng dược chất cho NT có KTTP nhỏ hơn 300nm, tăng lên thành 0,35 – 0,6 ở các hàm lượng dược chất cho NT có KTTP lớn hơn 400nm) khi lượng dược chất thêm vào tăng lên. Điều này cho thấy việc phối thêm dược chất ở tỉ lệ lớn có khả năng làm thay đổi cấu trúc của hệ, do đó hệ trở lên kém bền và phân bố không đều khi được nhũ hóa vào môi trường nước.
Từ kết quả trong bảng 3.8, hệ G8 có khả năng phối hợp được lượng dược chất lớn nhất mà vẫn duy trì được KTTP phù hợp cho cấu trúc của NT. Do đó, hệ G8 gồm Labrasol/ Transcutol HP/ Labrafil M1944 CS với tỉ lệ 56/ 24/ 20 sẽ được lựa chọn là hệ TNH mang dược chất cho các nghiên cứu tiếp theo.