Ổn định và khả năng tự nhũ hĩa của các hệ chất mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ tự nhũ hóa chứa artesunat (Trang 35 - 38)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.4. ổn định và khả năng tự nhũ hĩa của các hệ chất mang

Các hệ chất mang được tiến hành đánh giá khả năng tự nhũ hĩa và độ ổn định vật lý tại các điểm xác định cĩ khả năng tạo (vi) nhũ tương theo các giản đồ pha. Với tỉ lệ dầu cố định và thay đổi thành phần, tỉ lệ chất diện hoạt – chất đồng diện hoạt.

Các kết quả thí nghiệm dưới đây được đánh giá ở tỉ lệ dầu cố định là 30% (tính theo khối lượng so với khối lượng của hệ chất mang) để đảm bảo tỉ lệ các thành phần khơng quá chênh lệch và xem xét sự ảnh hưởng của chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt.

Bàng 3.4: Độ ổn định và khả năng tự nhũ hĩa của hệ M1 (Labrasol – Transcutol

HP – Labrafil M1944 CS): S.mix

Labrasol : Trans HP 7 : 3 6 : 4 5 : 5 4 : 6 3 : 7 Đặc điểm nhũ hĩa Khơng cần sử dụng lực phân tán, hệ tự phân tán thành (vi)

nhũ tương khi nhỏ vào nước.

Ổn định vật lý Sau 28 ngày hệ ổn định, khơng cĩ sự tách lớp hay biến đổi về màu sắc

Bảng 3.5: Độ ổn định và khả năng tự nhũ hĩa của hệ M2 (Cremophor RH40 –

Transcutol HP – Labrafil M1944 CS): S.mix

RH40: Trans HP 7 : 3 6 : 4 5 : 5 4 : 6 3 : 7 Đặc điểm nhũ hĩa Cần sử dụng lực phân tán của khuấy từ, thời gian khuấy tăng

dần khi lượng Cremophor RH 40 tăng dần lên. Ổn định vật lý Tách lớp sau 5 ngày Tách lớp sau 8 ngày Tách lớp sau 8 ngày Tách lớp sau 8 ngày Tách lớp sau 9 ngày

Bảng 3.6: Độ ổn định và khả năng tự nhũ hĩa của hệ M3 (Tween 80 – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS):

S.mix

Tw80 : Trans HP 7 : 3 6 : 4 5 : 5 4 : 6 3 : 7 Đặc điểm nhũ hĩa Cần sử dụng lực phân tán của khuấy từ, thời gian khuấy tăng

dần khi lượng Tween 80 tăng dần lên.

Ổn định vật lý Tách lớp sau 4 ngày Tách lớp sau 4 ngày Tách lớp sau 7 ngày Tách lớp sau 10 ngày Tách lớp sau 14 ngày

Hai hệ M2 (Cremophor RH 40 – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS), M3 (Tween 80 – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS) cĩ đặc tính về khả năng tự nhũ hĩa và độ ổn định tương đối giống nhau. Các điểm hệ cĩ tỉ lệ Tween, Cremophor RH 40 tăng dần thì độ ổn định kém dần, đồng thời việc tạo ra (vi) nhũ tương cũng khĩ hơn, thời gian sử dụng lực phân tán bằng khuấy từ tăng lên.

Hệ M1 (Labrasol – Transcutol HP – Labrafil M1944 CS) cĩ đặc tính tự nhũ hĩa tốt nhất, khi các điểm của hệ đều cĩ thể tự tạo ra (vi) nhũ tương khi tiếp xúc với nước mà khơng cần sử dụng lực phân tán của khuấy từ. Đồng thời, hệ này cũng cĩ độ ổn định về mặt vật lý cao nhất, theo quan sát, sau 28 ngày ở điều kiện thường các hệ được thử nghiệm đánh giá đều khơng cĩ sự biến đổi về thể chất và màu sắc. Các thử nghiệm cũng được thực hiện lại với tất cả các điểm cĩ khả năng (vi) nhũ tương hĩa theo giản đồ pha của hệ này, kết quả cho thấy rằng tất cả các điểm hệ đều cĩ khả năng tự nhũ hĩa tốt (khơng cần lực phân tán) và độ ổn định tốt.

Các hệ M2, M3 sau khi bị phân tách lớp, khi tiến hành lắc xốy bằng máy vortex lại thì hệ M3 nhanh chĩng phân tán đều trở lại, hệ M2 khĩ phân tán trở lại và cần làm nĩng để phân tán đều. Sau khi phân tán lại, KTTP của (vi) nhũ tương thu được từ hệ M2 và M3 khơng cĩ sự thay đổi nhiều so với (vi) nhũ tương tạo thành từ hệ ban đầu, các đặc tính về khả năng tự nhũ hĩa khơng thay đổi so với ban đầu.

Với kết quả thực nghiệm này hệ M1 sẽ được chọn cho các thử nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hệ tự nhũ hóa chứa artesunat (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)