KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.3. Giản đồ pha của hệ chất mang
Theo kết quả từ mục 3.1.2, với 5 chất mang được lựa chọn và vai trị của chúng, các hệ chất mang được xây dựng gồm các thành phần: Chất diện hoạt – Chất đồng diện hoạt – Pha dầu như sau:
Tiến hành xây dựng giản đồ pha của 3 hệ chất mang trên theo phương pháp đã trình bày ở mục 2.4.1b. Như vậy, ở mỗi hệ ta sẽ cĩ 81 điểm tương ứng với 81 tỉ lệ khác nhau của các thành phần trong hệ.
Giản đồ pha được xây dựng từ các điểm cĩ cảm quan là (vi) nhũ tương tốt và cho KTTP nằm trong giới hạn 500nm bằng phần mềm Chemix School 3.60 như hình 3.2 dưới.
Từ giản đồ pha cĩ thể thấy rằng các hệ đều cĩ khả năng tạo (vi) nhũ tương, vùng tự (vi) nhũ hĩa nằm tập trung ở vùng cĩ tỉ lệ lớn của chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt. Vùng tự (vi) nhũ hĩa lớn nhất là của hệ M2: Transcutol HP – Cremophor RH 40 – Labrafil M 1944CS. Kết quả đo KTTP TB cũng cho thấy, hệ M2 cho nhiều điểm cĩ KTTP nhỏ hơn so với hai hệ cịn lại, KTTP nhỏ nhất thu được là 60,0nm (Bảng PL2 -phụ lục 1) với hệ gồm Transcutol HP (9%) – Cremophor RH 40 (91%) – Labrafil M 1944CS (10%) tính theo tỉ lệ khối lượng/khối lượng với các chất trong hệ.
Hình 3.2 : Giản đồ pha của các hệ tự nhũ hĩa M1, M2, M3
Hệ M1 và M3 cĩ vùng tự (vi) nhũ hĩa hẹp hơn so với hệ M2, với khoảng KTTP dao động từ 180 – 425nm của hệ M1 (chất diện hoạt Labrasol) và 70 – 368nm của hệ M3 (chất diện hoạt Tween 80).
Kết quả đo KTTP cũng cho thấy rằng, khi tỉ lệ chất diện hoạt trong hệ chất mang tăng lên thì vùng tự (vi) nhũ hĩa với tỉ lệ chất diện hoạt cũng tăng lên, KTTP của (vi) nhũ tương tạo thành giảm xuống.