7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Hợp tác xã nông nghiệp đã có sự chuyển đổi căn bản về tổ chức
quản lý và phƣơng thức hoạt động
Với mô hình hợp tác hóa - tập thể hóa, sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất làm cho người nông dân không gắn bó với ruộng đất, không có ý thức cải tạo, chăm sóc đất. Mặt khác, do không có sự phân công rõ ràng giữa quyền sở hữu Nhà nước và quyền sở hữu tập thể nên dẫn đến hiện tượng quản lý ruộng đất lỏng lẻo, sử dụng ruộng đất lãng phắ, kém hiệu quả.
Trong những năm 1981 - 1988, thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bắ thư (1981), nhiều tư liệu sản xuất trong đó có ruộng đất đã từng bước gắn với người nông dân nhận khoán. Tuy nhiên, xét về sở hữu tư liệu sản xuất trong các HTXNN vùng ĐBSH chưa thực sự có sự chuyển biến về chất.
Với Nghị quyết 10 của Bộ Chắnh trị (1988), các HTXNN đã tiến hành giao khoán ruộng đất ổn định dài hạn trong khoảng 10 - 15 năm, chuyển nhượng các tư liệu sản xuất khác như trâu bò, máy móc cho xã viên. Đặc biệt, sau khi Luật HTX (1997) và Luật HTX sửa đổi (2003) có hiệu lực thì tình trạng tập thể hóa tư liệu sản xuất không còn tồn tại. Hộ nông dân có quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, được có nhiều quyền gần với quyền sở hữu. Ngoài ra, người nông dân được quyền sử dụng các tư liệu sản xuất khác như trâu bò, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Với mô hình tập thể hóa trước đây, HTXNN vùng ĐBSH quản lý toàn bộ tư liệu sản xuất, điều hành mọi khâu: sản xuất, lưu thông, phân phối đã triệt tiêu tắnh tắch cực, chủ động của người lao động, của hộ gia đình và của bản thân các HTX, làm mất động lực của sự phát triển. Hình thức quản lý này đã sinh ra một bộ máy quản lý HTX cồng kềnh, quan liêu, không có hiệu quả đối với chỉ đạo sản xuất nhưng lại là gánh nặng cho chi phắ của HTX.
92
Trong những năm 1981 - 1988, các HTXNN vùng ĐBSH đã từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh. Cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung thống nhất đã được nới lỏng. Mối quan hệ giữa HTX với hộ nông dân bắt đầu có chuyển biến. Việc phân chia quá trình sản xuất thành 8 khâu, HTX đảm nhiệm 5 khâu, hộ xã viên thực hiện 3 khâu cũng giống như phân chia lao động thành các đội chuyên, đội sản xuất cơ bản không phát huy hết tắnh tắch cực của người nông dân. Trong 5 khâu do HTX đảm nhận, cơ chế quản lý vẫn dựa trên cơ sở lao động tập thể, phân phối theo công điểm, không bảo đảm gắn lao động với tư liệu sản xuất, với sản phẩm cuối cùng trong toàn bộ quy trình sản xuất.
Cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tiếp tục được hoàn thiện trong giai đoạn 1988 - 1996. Hộ xã viên tự sắp xếp, bố trắ công việc, xác định cơ cấu cây trồng và đảm nhiệm phần lớn các khâu trong quá trình sản xuất. Bước sang những năm 1997 - 2010, với sự ra đời của Luật HTX (1997) và Luật HTX sửa đổi (2003), hộ xã viên được quyền tự chủ hoàn toàn trong toàn bộ quá trình sản xuất. Hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSH đã được củng cố được một bước về tổ chức, quản lý. Các HTX thể hiện vai trò độc lập, tự chủ của mình trong sản xuất kinh doanh. Chức năng quản lý kinh tế của HTX và chức năng quản lý Nhà nước của chắnh quyền các cấp được phân định rõ.Với phương châm Ộhợp tác xã là nhà, hộ xã viên là chủỢ hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX đã dần có sức hấp dẫn đổi với người lao động.
Khác với HTXNN kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các cá nhân, thành viên HTXNN kiểu mới gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Hợp tác xã không thủ tiêu tắnh tự chủ sản xuất, kinh doanh của các thành viên, mà chỉ làm những gì mà mỗi thành viên riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ các thành viên phát triển. Quan hệ giữa HTX và xã viên là
93
quan hệ bình đẳng, dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. Quyền làm chủ của xã viên trong HTX được phát huy.
Các HTXNN chuyển đổi và thành lập mới về cơ bản đã thể hiện được các nguyên tắc của HTX. Đại hội xã viên đã được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, việc bẩu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi xã viên là một phiếu bầu. Nhìn chung, các kỳ Đại hội xã viên đều đã thực hiện đúng trình tự và nội dung mà Luật HTX quy định, bảo đảm được tắnh dân chủ. Trong tổng số 96 HTXNN được điều tra ở 6 tỉnh thuộc vùng ĐBSH có 23 HTX, chiếm 23,9% tiến hành tổ chức Đại hội xã viên toàn thể; 73 HTX, chiếm 76,04%, tổ chức Đại hội đại biểu xã viên [62; 21].
Bảng 3.1: Tình hình tổ chức đại hội xã viên
STT Tỉnh Số HTX
điểu tra
Đại hội xã viên
Đại hội toàn thể Đại hội đại biểu Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Vĩnh Phúc 35 5 14,3 30 85,7 2 Hải Phòng 14 4 28,6 10 71,4 3 Thái Bình 15 1 6,7 14 93,3 4 Hưng Yên 4 3 75,0 1 25,0 5 Hà Tây 12 0 0,0 12 100 6 Hải Dương 16 10 62,5 6 37,5
Nguồn: Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế hợp tác xã (2006), Tổ chức quản lý hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện, Hà Nội.
Bộ máy quản lý HTX gọn nhẹ hơn, chức năng nhiệm vụ của chủ nhiệm HTX, ban quản trị, ban kiểm soát và từng chức danh được cụ thể rõ ràng. Danh sách xã viên được đăng ký công khai, tự nguyện, trên cơ sở chấp nhận
94
Điều lệ HTX.Kết quả điều tra cho thấy, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản trị, chủ nhiệm HTX đã được xác định rõ ràng, cụ thể hơn. Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Trưởng ban quản trị và các thành viên khác. Chủ nhiệm HTX được giao quyền chủ động trong điều hành công việc và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Bộ máy Ban quản trị của HTX được tổ chức lại gọn nhẹ. Trong tổng số 96 HTX được điều tra ở 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Dương, phần lớn Ban quản trị chỉ gồm từ 2 - 3 người chiếm trên 30% so với tổng số HTXNN điều tra; 3,1% - 4 người; 4,1% - trên 5 người. Có 2 HTX ở Vĩnh Phúc và Thái Bình không thành lập Ban quản trị mà chỉ bầu chủ nhiệm HTX. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tình hình thành viên Ban quản trị
STT Tỉnh Số HTX điều tra
Số thành viên Ban quản trị (ngƣời)
1 ngƣời 2 ngƣời 3 ngƣời 4 ngƣời 5 ngƣời >5 ngƣời
SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Vĩnh Phúc 35 1 2,9 7 20,0 23 65,7 1 2,9 2 5,7 1 2,9 2 Hải Phòng 14 4 28,6 9 64,3 1 7,1 3 Thái Bình 15 1 6,7 10 66,7 2 13,3 1 6,7 1 6,7 4 Hưng Yên 4 3 75,0 1 25,0 5 Hà Tây 12 4 33,3 7 58,3 1 8,3 6 Hải Dương 16 5 31,3 8 50,0 1 6,3 1 6,3 1 6,3 Nguồn: Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế hợp tác xã (2006), Tổ chức quản lý hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện, Hà Nội.
Trong HTX còn tổ chức Ban kiểm soát với mục đắch ngăn chặn, phát hiện những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ HTX, giúp tập thể kịp thời nắm vững thực trạng sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống xã hội trong
95
HTX, đánh giá chắnh xác, hiệu quả của các quyết định quản lý, điều hành của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX. Theo kết quả điều tra 96 HTXNN như trên có 81 HTX có Trưởng Ban kiểm soát, chiếm 84,4% so với tổng số HTX điều tra và 15 HTX không có Trưởng Ban kiểm soát, chiếm 15,6% [62; 22]. Các Ban kiểm soát đã thực hiện được quyền và nhiệm vụ của mình theo các quy định của Luật HTX. Nhiều HTX đã tiến hành kiểm tra về tài chắnh, kế toán, phân phối thu nhập; tiếp nhận các khiếu nại của xã viên về đất đai, công nợ, vốn góp và đề đạt với Ban quản trị xem xét xử lý, đóng góp ý kiến với Ban quản trị về tổ chức và hoạt động của HTX.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của HTXNN gồm chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, các bộ phận chức năng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các đội, tổ chuyên. Kết quả điều tra cho thấy các HTXNN vùng ĐBSH đã xây dựng được cơ cấu bộ máy điều hành phù hợp với các quy định của Luật HTX và Điều lệ HTX. Trong cơ cấu đó đã chú ý đưa ra các quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng khâu công việc, bao gồm các bộ phận tham mưu,các tổ đội sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận và của từng chức danh trong HTX.
Bảng 3.3: Tình hình tổ chức bộ máy chuyên môn của hợp tác xã
STT Tỉnh
Số HTX
điều tra
Các bộ phận chuyên môn của hợp tác xã
Hành chắnh Kế toán Kế hoạch Kinh doanh
SL % SL % SL % SL % 1 Vĩnh Phúc 35 12 34,3 32 91,4 12 34,3 10 28,6 2 Hải Phòng 14 4 28,6 14 100 5 35,7 7 50,0 3 Thái Bình 15 1 6,7 13 86,7 5 33,3 2 13,3 4 Hưng Yên 4 3 75,0 3 75,0 2 50,0 1 25,0 5 Hà Tây 12 2 16,7 12 100 5 41,7 4 33,3
96
Nguồn: Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Viện Kinh tế hợp tác xã (2006), Tổ chức quản lý hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện, Hà Nội.
Trong các HTXNN thời kỳ tập thể hóa, chế độ phân phối theo công điểm mang nặng tắnh bình quân, bao cấp làm cho người nông dân chỉ quan tâm đến số lượng công điểm mà không quan tâm đến chất lượng công việc, không quan tâm đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Chế độ phân phối này làm nảy sinh hiện tượng Ộdong công phóng điểmỢ phổ biến trong các HTXNN vùng ĐBSH. Nguyên tắc phân phối theo lao động bị vi phạm nghiêm trọng. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta trước đổi mới.
Bước sang những năm 1981 - 1988, với Chỉ thị 100/CT của Ban Bắ thư, chế độ phân phối trong các HTX bắt đầu có nhiều chuyển biến ở những khâu thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động. Nhưng thực chấtngười nhận khoán hưởng phần thù lao vẫn thông qua chế độ khoán công điểm, được nhiều hay ắt phụ thuộc vào quỹ phân phối chung của HTX.
Trong những năm 1988 - 1996, quan hệ phân phối trong các HTXNN vùng ĐBSH đã có bước tiến mới: xóa bỏ hạch toán và phân phối theo công điểm, xã viên thu hoạch toàn bộ sản phẩm, sau khi đóng thuế cho Nhà nước, góp quỹ cho HTX, trả công dịch vụ cho HTX, hộ xã viên được quyền tự do sử dụng số sản phẩm còn lại. Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa HTX và xã viên đều thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Hộ xã viên được quyền tự chủ về kinh tế, được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán. Chế độ phân phối mới của các HTXNN vùng ĐBSH có ý nghĩa tắch cực khi thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được mở rộng ở cả trong nước và nước ngoài.
97
Từ khi có Luật HTX hình thức phân phối trong các HTXNN vùng ĐBSHđược thực hiện theo nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham gia dịch vụ.
Sau chuyển đổi theo tinh thần Nghị quyết 10 và Luật HTX, các HTXNN trong vùng đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động. Hoạt động của HTX không chỉ giới hạn trong lĩnh vực trồng trọt mà còn mở rộng sang lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ khác. Sự đa dạng trong nội dung và lĩnh vực hoạt động đã hình thành các loại hình HTXNN như HTX dịch vụ sản xuất, HTX dịch vụ tổng hợp, HTX dịch vụ - chế biến tiêu thụ sản phẩm, HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp; HTX chuyên ngành như HTX bò sữa, HTX chăn nuôi lợn, HTX nuôi trồng thủy sản, HTX sản xuất giống lúa, HTX trồng hoa cây cảnh, cây ăn trái, sản xuất rau an toàn. v.vẦ
Đặc trưng chung của HTXNN kiểu mới là hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng thành viên như HTXNN kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên.
Quy mô và phạm vi hoạt động của HTXNN không còn bị giới hạn như trước. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không giới hạn địa giới hành chắnh. Mô hình HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, kinh doanh tổng hợp v.vẦ
Hầu hết các HTXNN vùng ĐBSH sau chuyển đổi đều hướng nội dung hoạt động vào phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ, chủ yếu gồm các hoạt động dịch vụ như thủy lợi, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, chuyển giao kỹ thuật, bảo vệ sản xuất, cung ứng vật tưẦ Một số HTX vươn tới
98
những dịch vụ cao hơn như dịch vụ chế biến - tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ điện, tắn dụng nội bộ (cho xã viên vay vốn sản xuất).
Như vậy, mô hình tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của các HTXNN vùng ĐBSH sau chuyển đổi đã có sự thay đổi căn bản theo hướng tắch cực, dần phù hợp với nguyên tắc và Điều lệ của HTX nói chung. Sự thay đổi đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Nhiều HTX có đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi công cộng như đường giao thông, hệ thống đường điện, kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà trẻ; góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội, đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đời sống, giúp đỡ các gia đình khó khăn, xây dựng và phát triển cộng đồng.