Nhận thức mới về mô hình hợp tác trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Nhận thức mới về mô hình hợp tác trong nông nghiệp

Trước sự sa sút của sản xuất nông nghiệp và những biểu hiện yếu kém không còn phù hợp với mô hình HTX Ộkiểu cũỢ, ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chắnh trị đã đề ra Nghị quyết số 10 Ộvề đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệpỢ (gọi tắt là khoán 10). Nghị quyết 10 xác định HTX là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. ỘTiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và hộ xã viên đến người lao động và tổ, đội sản xuất tùy theo điều kiện của từng ngành, nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối ngay từ đầu. Trong trồng trọt, về cơ bản là khoán đến hộ hoặc nhóm xã viên. Bảo đảm cho người nhận khoán canh tác trên diện tắch có quy mô thắch hợp và ổn định trong khoảng 5 năm, chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổiẦ đảm bảo cho hội xã viên nhận khoán thu được khoảng trên dưới 40% sản lượng khoán trở lên tùy theo số lượng khâu do hộ xã viên đảm nhiệmỢ.

Nội dung đổi mới gồm:

+ Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp.

+ Củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nông nghiệp, chuyển hoạt động của các tổ chức này sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý HTX, tập đoàn sản xuất. Với Nghị quyết 10 của Bộ Chắnh trị, cơ chế quản lý nông

35

nghiệp được đổi mới trên cả 3 nội dung chủ yếu: quan hệ quản lý, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối.

- Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Giao khoán ruộng đất ổn định dài

hạn trong khoảng 10 năm - 15 năm; chuyển nhượng, bán hóa giá trâu bò và những tài sản cố định mà HTX quản lý, sử dụng kém hiệu quả cho xã viên (trừ ruộng đất, đất rừng và mặt nước).

- Về quan hệ quản lý: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối

cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tùy theo điều kiện ngành nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu.

Trong ngành trồng trọt, về cơ bản thực hiện khoán đến hộ hoặc nhóm xã viên. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải xây dựng các định mức, đơn giá làm căn cứ xây dựng kế hoạch và giao khoán cho xã viên. Mức khoán được ổn định trong 5 năm, chỉ sửa đổi khi điều kiện vật chất kỹ thuật đã thay đổi.

Dựa trên cơ sở kinh doanh tổng hợp và không ngừng mở rộng tái sản xuất, HTX, tập đoàn sản xuất phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hóa, ai giỏi nghề gì làm nghề đó. Ở những nơi có điều kiện, khuyến khắch lao động chuyển sang làm ngành nghề và trao lại ruộng đất cho HTX, tập đoàn sản xuất để giao khoán thêm cho người trồng trọt.

-Về quan hệ phân phối: Xóa bỏ hạch toán và phân phối theo công điểm,

xã viên chỉ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và đóng góp xây dựng quỹ của HTX. Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa HTX với xã viên đều thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Hộ xã viên được quyền tự chủ về kinh tế; được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán.

Như vậy, Nghị quyết 10 của Bộ Chắnh trị đã tiến xa hơn một bước so với Chỉ thị 100 trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý, phân phối

36

cho phù hợp hơn với tắnh chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nhận thức về mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã có bước chuyển căn bản. Từ địa vị là chủ thể kinh tế duy nhất được công nhận, tồn tại và giữ vai trò độc tôn trong nông nghiệp, nông thôn, HTX trở thành một thành phần kinh tế có vai trò bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Hợp tác xã nông nghiệp phải từng bước xóa bỏ tập thể hóa về ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác; rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của hộ xã viên. Mô hình, chức năng, nội dung và phương thức hoạt động của HTX cũng phải được điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới; từ chỗ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, mệnh lệnh sang chế độ hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và hạch toán kinh doanh XNCH; từ chế độ phân phối bình quân theo công điểm sang chế độ phân phối theo vốn, cổ phần và lao động đóng góp.

Tiếp theo Nghị quyết 10, tháng 3 năm 1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa VI) Đảng tiếp tục khẳng định những quan điểm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế HTX. Quan niệm về HTX có sự thay đổi căn bản:

- Mọi tổ chức sản xuất - kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất đều là HTX. Kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao. Quy mô tổ chức và cơ chế bộ máy quản lý HTX do tập thể xã viên quyết định.

- HTX quản lý việc giao khoán ruộng đất cho xã viên, đồng thời kinh doanh những khâu, những hoạt động kinh tế mà việc làm chung có lợi hơn từng gia đình tự làm, đặc biệt trong các dịch vụ sản xuất và lưu thông, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và trong việc mở mang ngành nghề.

37

- Gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác với HTX, hộ gia đình được chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh dưới mọi hình thức.

Nghị quyết 10 của Bộ chắnh trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) là những mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển căn bản về nhận thức mô hình kinh tế HTXNN.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (17/06/1991) tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, phát huy và kết hợp hài hòa sức mạnh của tập thể và của xã viên; phát triển các hình thức hợp tác đa dạng và mở rộng các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, mua bán, tắn dụng ở những nơi cần thiết và có điều kiện.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, tháng 6 năm 1993, Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII một lần nữa khẳng định vị trắ lâu dài của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế HTX và xác định đổi mới kinh tế HTX phải đi liền với phát huy vai trò kinh tế tự chủ của kinh tế hộ xã viên. Quan điểm phát triển kinh tế hợp tác, HTX được Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VII) năm 1993:

Tiếp tục phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trắ quan trọng, lâu dài của

kinh tế hộ xã viên, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, phát triển, kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà từng hộ xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả, cùng với chắnh quyền

38

địa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội. Thực hiện nguyên tắc Ộtự nguyện, dân chủ, cùng có lợiỢ trong tổ chức quản lý và phát triển kinh tế HTXỢ.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) khẳng định sự cần thiết của kinh tế hợp tác kiểu mới và vạch ra phương hướng để các HTXNN kiểu cũ, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước tự đổi mới về nội dung, phương thức, cơ chế quản lý. Hội nghị Trung ương 5 khóa VII và các nghị quyết tiếp theo đã tạo sức bật mới cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Quan điểm trên được bổ sung và hoàn thiện thêm tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII): Đổi mới kinh tế HTX, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên. Nhà nước giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ; kết hợp được sức mạnh của tập thể và sức mạnh của hộ xã viên. Hợp tác xã có thể kinh doanh tổng hợp theo nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, không bị ràng buộc bởi ranh giới hành chắnh.

Khi Luật Đất đai được ban hành năm 1993, hộ xã viên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và được hưởng 5 quyền trên ruộng đất được giao: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Hợp tác xã rút dần khỏi các hoạt động trực tiếp sản xuất nông nghiệp để chuyển giao cho hộ xã viên quyền tự chủ. Quan hệ HTX - hộ xã viên chuyển dần sang quan hệ hợp đồng kinh tế giữa hai chủ thể bình đẳng theo các nguyên tắc thỏa thuận.

Những chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước đã tạo cơ sở lý luận và pháp lý cho công cuộc chuyển đổi các HTXNN các tỉnh vùng ĐHSH trong điều kiện mới.

39

2.1.2. Hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi nội dung, phƣơng thức hoạt động

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chắnh trị và nhiều chỉ thị, nghị quyết khác, các HTXNN vùng ĐBSH đều đã có những biến đổi nhất định. Đó là sự thay đổi về kết cấu mô hình hợp tác trong nông nghiệp.

Trước hết, các HTX đều tiến hành từng bước xóa bỏ việc tập thể hóa về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản trong HTX. Các tư liệu sản xuất đem hóa giá bán lại cho hộ xã viên, một số công trình phúc lợi chuyển cho Ủy ban Nhân dân xã quản lý. Vắ dụ ở Hải Hưng, điều tra ở 360 HTX cho thấy: Giá trị tài sản bình quân 1 HTX có 411 triệu 276 nghìn đồng thì HTX đã chuyển nhượng tư liệu sản xuất cho hộ xã viên trị giá là 155 triệu 970 nghìn đồng bằng 37,9%; chuyển giao sang Ủy ban Nhân dân xã là 168 triệu 384 nghìn đồng bằng 40,9%; số tài sản HTX giữ lại để kinh doanh chỉ còn 86 triệu 22.000 nghìn đồng bằng 21,2% tổng số [14; 218, 219].

Hầu hết các HTXNN đã phối hợp với chắnh quyền để giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân. Theo điều tra tình hình nông thôn, nông nghiệp và nông dân năm 1990 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm tiến hành tháng 8 năm 1991, các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam Ninh đã giao vòng 1 đến hộ nông dân bằng 80 - 90% tổng diện tắch đất canh tác ở địa phương, cụ thể Hà Bắc: 91,9%, Hà Nam Ninh: 51,9% [27; 25]. Đến năm 1990 các HTXNN Hải Phòng đã tiến hành điều chỉnh lại quy mô trở lại quy mô thôn. Toàn Hải Phòng có 216 HTXNN trong đó có 144 HTX quy mô toàn xã, 102 HTX quy mô thôn, bộ máy quản lý HTX rút xuống còn 4 - 6 người tùy theo quy mô lớn nhỏ [80; 95].

Các HTX rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh của hộ xã viên. Tình trạng chắnh quyền hóa HTX cũng dần dần bị xóa bỏ. Hộ xã viên bước đầu được quyền tự quyết định bố trắ sản xuất cây

40

trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng hộ và theo định hướng chung của vùng, tự do mua vật tư đầu tư vào sản xuất, thuê dịch vụ, bán sản phẩm làm ra theo giá cả thị trường. Quan hệ kinh tế giữa HTX và hộ xã viên được bình đẳng dần thông qua hợp đồng kinh tế giữa hai bên.

Khi kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, mô hình tập thể hóa không còn cơ sở để tồn tại, trong khi điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển thì nhu cầu hợp tác ở các vùng nông thôn ngày càng cao. Hợp tác xã đang đứng trước những thách thức mới. Các HTX phải tự đổi mới là điều tất yếu. Cụ thể, các HTXNN phải chấn chỉnh lại bộ máy tổ chức, chuyển sang làm chức năng dịch vụ đầu vào - đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các phương thức quản lý theo cơ chế thị trường nhằm trợ giúp một cách đắc lực cho kinh tế hộ tự chủ.

Sự chuyển đổi của các HTXNN ở đây là sự chuyển đổi thành một mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới, với nhiều thành tố mới, cơ chế vận hành mới, trong đó chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các HTX kiểu mới khác về căn bản so với các HTXNN kiểu cũ.

Để chuyển đổi được các HTXNN theo tinh thần trên là một yêu cầu khá nặng nề đối với các HTXNN kiểu cũ. Bởi vì, muốn chuyển sang làm dịch vụ, các HTX phải có vốn, đội ngũ cán bộ năng động, nhạy bén, thắch ứng với cơ chế thị trường, trong khi hầu hết cán bộ HTX đã quen với nếp bao cấp tồn tại đã nhiều thập kỷ. Chắnh vì vậy thực tế cho thấy rất ắt HTXNN thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này. Hàng loạt các HTX, tập đoàn sản xuất trong cả nước đã phải tự giải thể. Các HTX còn tồn tại chủ yếu ở miền Bắc.

Có thể chia các HTX còn tồn tại thành 3 loại: - HTX tồn tại về hình thức

- HTX còn hoạt động ở một vài khâu - HTX đổi mới có kết quả

41

Tắnh đến cuối năm 1992, sự chuyển đổi của các HTXNN vùng ĐBSH đã đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả đổi mới hợp tác xã đến cuối năm 1992

Tổng số HTX Đổi mới có hiệu quả Đổi mới bƣớc đầu Chỉ tồn tại hình thức + Số lƣợng HTX % Số lƣợng HTX % Số lƣợng HTX % Chung cả nước 16341 2870 17,5 6821 41,7 6650 40,8 Đồng bằng sông Hồng 2509 810 32,2 1160 46,2 539 21,4 Khu bốn cũ 4255 689 16,1 1862 43,7 1704 40,0 Duyên hải miền Trung 937 283 30,2 447 47,7 207 22,1

Tây Nguyên 325 70 20,0 133 39,0 122 41,0

Đông Nam Bộ 437 70 16,0 169 38,6 198 45,8 Đồng bằng sông Cửu Long 233 27 11,5 60 25,7 146 62,6 Nguồn: Lê Trọng: Kinh tế hợp tác của nông dân trong kinh tế thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1994, tr.67.

Bảng số liệu trên cho thấy:

-Đến cuối năm 1992 vùng ĐBSH có 2509 HTX chiếm 15,3% tổng số HTX của cả nước, đứng thứ 2 sau Khu Bốn cũ (26%).

- Số lượng HTX chỉ tồn tại trên hình thức là 539 HTX chiếm tỷ trọng khá lớn là 21,4%. Ở loại HTX này, Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX vẫn còn nhưng không hoạt động kinh tế, họ chủ yếu tham gia vào các chương trình động viên chắnh trị, xã hội, an ninh, quốc phòngẦ thuộc chức năng chắnh quyền và các tổ chức chắnh trị - xã hội khác. Chắnh vì vậy, các HTX tồn tại về

42

mặt hình thức đã trở thành lực cản đối với kinh tế hộ. Xu hướng chung là giải thể các HTX đó.

- Trong năm 1992, loại HTX chỉ mới đổi mới bước đầu ở vùng ĐBSH là 1160 HTX chiếm 46,2% tổng số HTX toàn vùng. Hợp tác xã hoạt động một vài khâu, vài việc nhưng kết quả thấp, càng mở rộng kinh doanh thì càng thua

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)