Sự chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp có tác động tới tình hình

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 112)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.Sự chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp có tác động tới tình hình

hình kinh tế xã hội của vùng

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song khu vực kinh tế hợp tác đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi các HTXNN vùng ĐBSH theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới đã giải phóng cho kinh tế hộ phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp HTX không trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hoá, mà làm

104

dịch vụ đầu vào đầu ra cho các hộ nông dân là xã viên và cả các hộ nông dân không là xã viên HTX trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia tăng sản lượng hàng hoá nông lâm thuỷ sản. Vì vậy, có thể coi sự đóng góp của kinh tế hợp tác vào tăng trưởng nông nghiệp và vào nền kinh tế nói chung là rất quan trọng.

Đóng vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ cho xã viên và hộ nông dân, HTXNN vùng ĐBSH đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng tắch cực. Đặc biệt ngành nông nghiệp đã có chuyển biến theo hướng thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển hàng hóa nông sản. Kinh tế nông thôn đã có nhiều thay đổi, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau một thời kỳ khủng hoảng đã hồi sinh và phát triển với tốc độ nhanh, ngành dịch vụ đã phát triển toàn diện và chiếm vị trắ quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế.

Ba ngành kinh tế đều phát triển, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 16,2% (2005) xuống 12,4% (2010), tỷ trọng công nghiệp tăng từ 39,4% (2005) lên 45,0% (2010), ngành dịch tuy có giảm nhẹ từ 44,4% xuống 42,6% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba ngành. Như vậy, cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tắch cực, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm dần, giá trị công nghiệp và dịch vụ tăng dần hằng năm [107].

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh thuộc vùng ĐBSH tắnh đến năm 2010 không đồng đều là do điều kiện kinh tế xã hội có đặc thù riêng. Đối với các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh thì cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 5,8% (Hà Nội), 10,0% (Hải Phòng), 10,6% (Bắc Ninh) [107]. Các tỉnh thuần nông, nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao từ 60 - 70%. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng mặc dù xu hướng cơ cấu tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhưng về giá trị sản xuất nông nghiệp tuyệt đối

105

vẫn tăng dần qua các năm tăng từ 183213,6 tỷ đồng (2005) lên 528738, 9 tỷ đồng (2010) [107]. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng và Nhà nước, các địa phương trong vùng đã kịp thời nắm bắt xu thế chung của cả nước và tâm lý nguyện vọng của hộ nông dân đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Là một trong hai đồng bằng lớn nhất của cả nước, sau khi thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển nền kinh tế nông nghiệp cũng như sự biến đổi của mô hình HTXNN sản lượng dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng trong cơ cấu kinh tế của vùng: Năm 1996 tỷ lệ trồng trọt là 69,58%, chăn nuôi 22,88%, dịch vụ nông nghiệp là 1,84%; đến năm 2004 trồng trọt là 61,35%, chăn nuôi là 27,16%, dịch vụ nông nghiệp là 2,44% [103]. Qua khảo sát bước đầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh ở ĐBSH cho thấy: tắnh đến năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội đạt 6257,6 tỷ đồng( 20,9% tổng giá trị toàn vùng), tỉnh Thái Bình đạt 4629,0 tỷ đồng (15,4%), Nam Định đạt 3050,1 tỷ đồng (10,2%) [107].

Quá trình chuyển đổi các HTXNN vùng ĐBSH trong thời gian 1988 - 2010 đã góp phần tăng năng suất và sản lượng kinh tế nông nghiệp. Nhờ ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa giống lúa mới có năng suất và sản lượng kinh tế cao vào đồng ruộng nên năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSH ngày càng tăng.

Trên cơ sở tăng nhanh về diện tắch và sản lượng, bình quân lương thực trên đầu người của vùng được nâng lên rõ rệt. Đồng bằng sông Hồng đã góp một phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển lương thực nước ta, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực (từ năm 1988 trở về trước) thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

106

Như vậy, quá trình chuyển đổi của các HTXNN vùng ĐHSH đã góp phần tác động đến đời sống kinh tế của cư dân nông thôn. Sự phát triển của HTX đã và đang góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình xã viên. Theo đó, khi mức sống được nâng cao sẽ ảnh hưởng tắch cực đến đời sống văn hóa của từng thành viên và xã hội.

Như chúng ta đã biết, bước sang thời kỳ đổi mới các HTXNN vùng ĐBSH chủ yếu chuyển sang làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ nông dân, do đó ở một chừng mực nhất định các HTXNN đã có những thành công đáng ghi nhận ở lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đó là những cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy nông, hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo mặt bằngẦ

Các HTX đã cùng với các hộ nông dân đóng góp công sức, tiền của tiến hành xây dựng, bê tông hóa kênh mương tưới tiêu nước, bê tông hóa đường làng ngõ xóm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Hệ thống hạ tầng này đã có những tác động trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong những năm 1988 - 2010, bộ mặt nông thôn vùng ĐBSH đã có nhiều thay đổi:

- Mạng lưới điện ở nông thôn phát triển nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điện khắ hóa nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng. Toàn vùng đến năm 2010 có 9055 xã có điện, chiếm 99,8% tổng số xã của vùng; số hộ dùng điện trong sản xuất và sinh hoạt chiếm 99,91% [107; 23]. So với các vùng khác trong cả nước ĐBSH là vùng có mạng lưới điện nông thôn hoàn thiện nhất.

- Hệ thống đường giao thông được nâng cấp: hệ thống giao thông nông thôn vùng ĐBSH trong thời gian qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi thu hút các nhà đầu tư phát

107

triển sản xuất, kinh doanh khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác của vùng. Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có hệ thống giao thông nông thôn khá nhất trong cả nước. Mạng lưới giao thông nông thôn của vùng ngày càng được hoàn thiện: tắnh đến năm 2011, có 98,6% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, tỷ lệ xã có đường ô tô đến xã được bê tông hóa là 87,3%; 97,1% số xã có đường liên thôn được bê tông hóa [107; 23].

- Hệ thống thủy nông ngày càng được xây dựng hoàn thiện, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa, số trạm bơm nước phục vụ sản xuất ngày càng tăng, sự gia tăng đó góp phần đảm bảo công tác thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp ổn định. Tắnh đến năm 2006, chiều dài kênh mương được kiên cố hóa của vùng là 11160,2 km, chiếm 11,45% so với tổng chiều dài kênh mương; số trạm bơm nước phục vụ sản xuất là 6876 trạm, tăng 1807 trạm so với năm 2001 [106; 151].

Cùng với quá trình chuyển đổi của HTXNN, lao động ở nông thôn nhìn chung đã có sự chuyển biến rõ nét so với thời kỳ trước không chỉ về hiệu quả sử dụng thời gian lao động mà còn về nghề nghiệp của các xã viên với tư cách là những hộ tự chủ. Với việc trở thành đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân trong vùng phát huy lợi thế về nguồn lao động tiến hành sản xuất sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Quyền tự chủ trong việc tổ chức, sắp xếp công việc cho các lao động trong gia đình góp phần nâng cao tỷ lệ thời gian làm việc có hiệu quả hơn trước rất nhiều. Cùng với việc chuyển sang làm công tác hỗ trợ cho kinh tế hộ của HTX, vấn đề việc làm của nông dân được giải quyết tốt hơn so với giai đoạn trước. Sau chuyển đổi, lao động trong nông thôn đã chủ động tìm kiếm việc làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp khác nhằm giảm thời gian lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

108

Những thành tựu trong phát triển kinh tế, cùng những biến đổi về mô hình HTXNN đã làm cho diện mạo nông thôn vùng ĐBSH có những thay đổi sâu sắc. Đời sống vật chất của người nông dân được nâng lên, thu nhập được nâng cao và ổn định. Từ năm 2001 - 2002 thu nhập bình quân đầu người của vùng là 353,1 nghìn đồng/tháng, tương đương 4.237.200 đồng/năm, đến năm 2003 - 2004 đạt 487,2 nghìn đồng/tháng, đứng thứ hai trong cả nước, chỉ xếp sau Đông Nam Bộ [110; 53]. Do thu nhập tăng, đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện, số hộ nghèo của vùng liên tục giảm xuống: 29,3% (1998); 22,4% (2002);12,9% (2004); 10,1% (2006) [103; 268]. Hợp tác xã hỗ trợ vay vốn cho hộ xã viên thông qua hệ thống quỹ tắn dụng nhân dân đang được coi là một biện pháp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Thông qua các hoạt động tài chắnh vi mô, các quỹ tắn dụng nhân dân đã giúp cho hàng triệu xã viên thoát khỏi tình trạng đi vay nặng lãi trong quá trình huy động vốn cho sản xuất nông nghiệp.

Hợp tác xã cũng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho hộ xã viên thông qua phổ biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất để phát triển sản xuất theo chiều sâu, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, hiện đại hóa sản xuất, hình thành các khu vực chuyên canh (trồng rau sạch, trái cây, chăn nuôiẦ) gắn sản xuất với thị trường, phát triển kinh tế, xóa bỏ cung cách làm ăn riêng lẻ, tự cung tự cấp. Vắ dụ các HTX Đình Bảng (Bắc Ninh), An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Tây), đã ứng trước không lấy lãi cho các hộ xã viên nghèo một số vật tư chủ yếu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, để hộ phát triển sản xuất.

Hợp tác xã cũng tạo cơ hội cho các hộ nghèo phát triển sản xuất thông qua quá trình tập trung vốn và mở rộng sản xuất, dạy nghề cho người lao động, tạo việc làm và thu nhập thông qua phát triển các ngành nghề mới. Vì vậy đời sống của các hộ nông dân đã được cải thiện, tình trạng thiếu đói

109

không còn tồn tại triền miên như những năm 80 của thế kỷ XX, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của cả nước.

Hợp tác xã thường gắn với một cộng đồng dân cư, tạo sự ổn định trong các cộng đồng và gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau. Hoạt động tập thể được tổ chức thường nhật trong HTX tạo cho mọi xã viên có điều kiện gắn kết với nhau hơn, đồng thời cũng buộc xã viên phải tự giác chấp hành những quy định của HTX, điều đó ảnh hưởng đến việc hình thành tác phong làm việc, sinh hoạt của người dân nông thôn, người nông dân đã được đổi mới tư duy trong sản xuất và sinh hoạt.

Nếu như trước đây kinh tế hộ gia đình mang tắnh tự cung tự cấp, người nông dân so bì với nhau từng tấc đất, mảnh ruộng, lối sống thường nhật của họ mang nặng tắnh tư hữu, cá thể thì khi tham gia HTX, nhất là HTXNN tắnh tương trợ giữa các thành viên rất cao, họ cùng góp vốn, góp sức, cùng bàn bạc quyết định tương lai của mình. Xã viên và nông dân tắch cực lao động để xây dựng HTX vững mạnh vì họ biết điều đó có ắch cho đất nước, cho làng xóm và bản thân. Như vậy, sự phát triển của HTX đã góp một phần nhất định vào việc củng cố và tăng cường tinh thần tập thể, tắnh cố kết cộng đồng, lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội của người nông dân Việt Nam.

Ở một mức độ nhất định HTX đã góp phần tăng cường dân chủ trong nông thôn. Xã viên được tham gia các cuộc họp, hoặc đại hội hợp tác xã viên, được bàn luận về chủ trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như kiến nghị những biện pháp làm ăn có lợi nhất, hiệu quả nhất; thảo luận với nhau cách thức phân chia kết quả lao động một cách công bằng, hợp lý; bỏ phiếu bầu những người lãnh đạo tổ, đội sản xuất, HTXẦ Do đó, họ hiểu được việc đang làm, định hướng được tương lại phát triển của thôn xóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

110

Thông qua HTX, các thành viên trong cộng đồng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ như thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong lúc hiếu, hỷ, ốm, đau. Hợp tác xã theo sự lớn mạnh của mình có thể tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa và các hoạt động chăm lo cộng đồng góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, góp phần cũng cố an ninh chắnh trị và trật tự an toàn xã hội.

Hợp tác xã tổ chức hoặc tài trợ cho các sự kiện văn hóa cộng đồng, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa cộng đồng thông qua việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; HTX và xã viên đã đóng góp tiền bạc và công sức vào việc tu bổ đình chùa, đền, miếu... và bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội.

Bên cạnh những tác động tắch cực đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn, quá trình chuyển đổi các HTXNN vùng ĐBSH cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định như: sự phát triển về mặt kinh tế của các HTXNN còn thấp, nguồn thu nhập chưa cao để kắch thắch các xã viên hăng say trong công việc, việc làm còn thiếu nên thời gian nông nhàn của xã viên HTX nhiều. Mặt khác, do công nghệ chưa cao, chưa đồng đều cùng với những yếu kém trong quản lý nên nhiều vấn đề về môi trường chưa được HTX quan tâm đúng mức. Hiện tượng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ở một số tỉnh ĐBSH khá cao làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt cũng như môi trường sống nông thôn. Hơn nữa, khi nhận thức của các xã viên, của người nông dân và đặc biệt là của đội ngũ cán bộ HTX chưa cao kéo theo những tác động không tốt đến sự phát triển văn hóa nông thôn. Việc phát triển nóng vội các HTX về quy mô mà chưa chú ý tới vấn đề chất lượng đã dẫn đến tình trạng người nông dân, các xã viên có thói quen ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo trong công việc. Những cá nhân tắch cực không được đánh giá đúng mức dẫn đến động cơ trong công việc giảm sút. Sự nhận thức thiếu đúng đắn về kinh tế tập

111

thể tạo ra tâm lý e ngại của các xã viên, người nông dân trong quá trình phát triển kinh tế hộ. Từ đó làm cho tắnh năng động của người dân, của các xã viên giảm sút. Điều kiện sinh hoạt kém, làm cho hiện tượng thiếu dân chủ, cào bằng phát triển. Những điều đó đã tác động tiêu cực đến đời sống, suy nghĩ của dân cư nông thôn vùng ĐBSH nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung.

* Tiểu kết chƣơng 3

Như vậy, các HTXNN vùng ĐBSH trong những năm 1988 - 2010 đã có sự chuyển đổi căn bản về mô hình tổ chức quản lý và nội dung hoạt động. Quá trình chuyển đổi đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. Mô hình hợp tác trong nông nghiệp đã thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần ổn định an sinh xã hội nông thôn, tạo

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 112)