7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Xây dựng mô hình tập thể hóa nông nghiệp (1958 1980)
- Mô hình hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (1958 - 1965)
Trong bối cảnh chung của toàn miền Bắc, các tỉnh vùng ĐBSH cũng bước đầu bước vào thời kỳ thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Phong trào tổ đổi công, hợp công, tập đoàn sản xuất được phát triển khá rộng rãi. Trên địa bàn huyện Kiến An (Hải Phòng) năm 1955 đã có 3398 tổ đổi công với 19368 hộ. Đến năm 1958, đã tăng tới 84,77% số hộ trong tổ đổi công [92; 53]. Ở Vĩnh Phúc, năm 1954 toàn tỉnh có 3564 tổ đổi công, đến năm 1956 đã tăng lên 13923 tổ, đến cuối năm 1958 Vĩnh Phúc đã xây dựng
22
được 11.191 tổ đổi công gồm 72779 hộ, chiếm 66,09% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh (trong đó có 3728 tổ đổi công thường xuyên) [17].
Cùng với hình thức tổ đổi công, ở ĐBSH các HTX bậc thấp bắt đầu được thắ điểm xây dựng. Trong 3 HTX được thắ điểm xây dựng ở miền Bắc thì ĐBSH chiếm số lượng hơn một nửa với 1 HTX ở Hà Nam và 1 HTX ở Vĩnh Phúc.
Mô hình các HTXNN trong giai đoạn này có đặc trưng cơ bản như sau: - Về sở hữu tư liệu sản xuất, điều lệ HTXNN bậc thấp quy định ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác như trâu bò cày kéo, máy móc, nông cụ được HTX thống nhất quản lý và sử dụng nhưng vẫn thuộc sở hữu của xã viên.
- Về tổ chức sản xuất và quản lý lao động, trừ số ắt HTXNN có quy mô nhỏ, còn lại ở hầu hết các HTXNN đều phân chia xã viên thành các đội, tổ cố định hay tạm thời. Đối với các đội, tổ cố định, HTXNN tiến hành giao ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất để các đội, tổ tiến hành sản xuất theo kế hoạch thống nhất của HTX. Hợp tác xã tiến hành khoán việc (sau này nâng thành chế độ 3 khoán) cho đội, tổ. Đội, tổ thực hiện chế độ lao động tập thể theo các hình thức chấm công, ghi điểm từng ngày đi làm.
- Về phân phối và thù lao lao động, đã có sự kết hợp phân phối theo lao động và phân phối theo cổ phần đóng góp (kể cả đóng góp bằng hiện vật hay đóng góp bằng tiền). Trong quỹ thù lao lao động (kết quả còn lại sau quá trình phân phối), HTX thực hiện phân chia cho ngày công. Thu nhập của xã viên được nhiều hay ắt một mặt phụ thuộc vào quỹ thù lao (quỹ này phụ thuộc vào kết quả sản xuất của HTX và tỷ lệ trắch các quỹ), mặt khác phụ thuộc vào số ngày công tham gia của từng xã viên và sự quản lý của HTX cũng như từng đội, tổ.
23
Giai đoạn này, hoạt động của HTX đã kắch thắch tinh thần xã viên hăng hái lao động, khai hoang, tăng vụ, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhưng không lâu sau đó, do công tác quản lý gặp nhiều lúng túng, việc tổ chức và quản lý của các HTX bắt đầu bộc lộ những bất hợp lý. Tháng 10 năm 1957, Hội nghị sơ kết công tác thắ điểm xây dựng HTXNN đã rút ra một số nhận xét quan trọng, mang tắnh khách quan, khoa học như sau:
- Về sản xuất, nhìn chung các HTX chưa hơn hẳn tổ đổi công và nếu so với hội trung nông thì kém hơn nhiều.
- Về thu nhập, ở những HTX khá, một nửa số hộ nông dân có thu nhập tăng; số HTX còn lại đại bộ phận thu nhập giảm sút.
- Về quản lý, phần lớn các HTX lúng túng không lập được kế hoạch sản xuất, quản lý kém, chi phắ sản xuất lớn, quản lý tài chắnh không minh bạch, xã viên thiếu tin tưởng.
- Về tư tưởng, trước khi gia nhập HTX, nông dân được tuyên truyền viễn cảnh tốt đẹp, nhưng khi vào HTX lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, nên nhiều xã viên, kể cả đảng viên xin ra HTX.
Tháng 4/1959, Nghị quyết 16 của BCH TW Đảng khóa II đã chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản trong nông thôn nước ta lúc bấy giờ là mẫu thuẫn giữa hai con đường: Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; lối làm ăn cá thể và lối làm ăn tập thể; mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất lao động với trình độ lực lượng sản xuất còn thấp.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, phong trào HTX đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đến năm 1965, toàn miền Bắc có 88,8% số hộ nông dân vào sản xuất tập thể, 71,7% tổng số đơn vị sản xuất tập thể thuộc HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao [77; 337]. Đến năm 1975 đã có 90,1% HTX bậc cao [102; 110]. Từ năm 1976 đến năm 1980, ở miền Bắc, khắp các vùng từ đồng bằng đến miền núi đều dấy lên cao trào mở rộng quy mô HTX từ thôn lên xã
24
hoặc liên xã, đội sản xuất mở rộng đến quy mô thôn. Năm 1979, toàn miền Bắc có 4154 HTX toàn xã, trong đó có 835 HTX có quy mô trên 500 ha canh tác, 159 HTX có quy mô trên 700 ha và một số HTX trên 1000 ha [25; 65].
Riêng vùng ĐBSH giai đoạn 1958 - 1965 đã có 89,4% số hộ nông dân đi vào con đường sản xuất tập thể. Theo số liệu thống kê của các địa phương ở thời điểm này khu vực có tỷ lệ nông hộ vào HTX cao nhất thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Bắc với 91% số hộ nông dân tham gia. Trong đó, các tỉnh có phong trào HTH mạnh nhất với trên 90% số hộ xã viên HTX như Hải Hưng (92,8%), Vĩnh Phúc (92,5%), Hà Tây (91,1%). Tắnh đến cuối năm 1960, vùng ĐBSH đã hoàn thành về cơ bản việc xây dựng hợp tác xã bậc thấp. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng mô hình HTXNN bậc thấp đã tồn tại nhiều bất cập, yêu cầu bức thiết đặt ra lúc này là phải nhanh chóng tập thể hóa hoàn toàn tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô HTX về mọi mặt để tạo điều kiện phát triển sản xuất.
Trước tình hình đó, tháng 1/1961, Bộ Chắnh trị khóa III đã ra Nghị quyết nhằm tăng cường củng cố HTXNN. Bộ chắnh trị đã nêu ra ba việc phải tập trung giải quyết: củng cố HTX mở rộng quy mô HTX, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, đưa HTX bậc thấp lên HTX bậc cao.
Từ năm 1961, năm đầu tiên thực hiện của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) việc chuyển các HTXNN từ bậc thấp lên bậc cao được phát triển rộng rãi trên phạm vi miền Bắc. Tắnh đến năm 1960 ở ĐBSH có 16388 HTX nhưng đến năm 1965 chỉ còn lại 10.577 HTX.
25
Bảng 1.3: Tình hình biến động hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (1960 - 1965) ĐVT: HTX Khu vực 1960 1965 Đồng bằng sông Hồng 16388 10577 Hà Nội 733 476 Hải Phòng 1138 758 Hà Sơn Bình 3448 2981 Hải Hưng 3225 2033 Thái Bình 3063 1641 Hà Nam Ninh 4781 2688
Nguồn: Tổng cục Thống kê (1990), Số liệu thống kê 1976 - 1989, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.34.
Việc xây dựng HTXNN ở vùng ĐBSH giai đoạn này cũng tồn tại nhiều bất ổn. Thực tế cho thấy, việc xin ra hoặc phản đối việc mở rộng quy mô HTX trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều nơi. Ở huyện Phú Xuyên (Hà Đông) có 40 phụ nữ kéo lên huyện phản đối HTX. Đầu năm 1961, ở các địa phương như Bắc Ninh, Hà Đông số bần nông và trung nông xin ra HTX khá cao, Bắc Ninh 5,6%, Hà Đông 3,7% hoặc ở một số huyện như Giao Thủy (Nam Định) tỷ lệ xin ra HTX là 15%, Thủy Nguyên (Hải Phòng) 10%. Trong năm 1963, tổng số hộ xin ra HTX của cả ĐBSH là 26629 hộ chiếm 1,3% tổng số của miền Bắc, tập trung ở phần lớn các tỉnh như Hà Bắc (5909 hộ), Sơn Tây (4089 hộ), Ninh Bình (3245 hộ). Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là: Ộ Việc chuyển hàng hoạt HTX bậc thấp lên bậc cao, tập thể hóa ruộng đất và những tư liệu sản xuất khác của nông dân không chỉ ở đồng bằng mà ở cả
26
khu vực miền núi, trong khi các điều kiện tiền đề chưa chắn muồi đã làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong mô hình HTXNNỢ [20; 29].
Mặt khác, việc chuyển hàng loạt các HTX bậc thấp lên bậc cao đã không thu hút được vốn của nông dân, nhất là trung nông, không tắch tụ được vốn để tăng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng kinh doanh, khiến cho kinh tế tập thể nghèo đi. Chắnh vì thế mà ngay trong thời đại hoàng kim của HTX nhưng kết quả đạt được không cao, sản xuất nông nghiệp không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho HTX tuy phát triển về mặt số lượng nhưng hiệu quả kinh tế lại chưa cao là ở chỗ công tác quản lý HTX ngày càng bộc lộ nhiều thiếu sót, nạn Ộrong công phóng điểmỢ ở nhiều địa phương, mất dân chủ, tham ô, lãng phắ, phân phối không rõ ràngẦ làm cho quyền lợi xã viên HTX bị vi phạm nghiêm trọng, tắnh tắch cực lao động của họ ngày càng giảm sút.
Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan chúng ta không thể phủ nhận vai trò của HTX đối với con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã nhấn mạnh: ỘTrong hơn 10 năm qua miền Bắc nước ta đã tiến một bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mớiẦ Đâu đâu cũng có trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân phơi của HTX, nhà mới của hộ xã viênỢ [21; 31].
- Hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (1965 - 1980)
Từ cuối những năm 1964, đầu năm 1965 Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam và tiến hành leo thang đánh phá miền Bắc. Hoàn cảnh lịch sử mới đòi hỏi nhân dân miền Bắc phải ra sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thực hiện vai trò hậu phương lớn, chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả nước. Miền Bắc nói chung và ĐBSH nói riêng đi vào tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Các đội sản xuất được tổ chức lại nhằm thực hiện phân công lao động mới dưới hình thức đội sản xuất cơ bản và các đội chuyên dưới sự điều chỉnh của ban quản trị HTX theo kế hoạch được vạch sẵn.
27
Việc xây dựng HTX nông nghiệp bậc cao quy mô lớn ở giai đoạn này đã dẫn tới sự thay đổi mô hình tổ chức quản lý HTX như: xác lập sở hữu tập thể về ruộng đất, trâu bò cày kéo và các công cụ sản xuất chủ yếu; tổ chức lao động tập thể dưới hình thức các đội sản xuất cố định hình thành các bộ phận chuyên môn trong các HTXNN. Thực hiện chế độ 3 quản đối với HTX và 3 khoán đối với các đội, tổ sản xuất. Có thể nói đến giai đoạn này mô hình tập thể hóa đã đạt tới trình độ hoàn chỉnh nhất. Hầu hết quy mô các HTX ngày càng được mở rộng, số HTX quy mô thôn, quy mô xã ngày càng nhiều. Tuy nhiên, quy mô HTX ngày càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng thấp.
Bắt đầu từ những năm 70 nhà nước đã đầu tư không ắt vào HTX song kết quả đạt được lại tỷ lệ nghịch so với số vốn mà nhà nước đầu tư vào, tình trạng hao vốn, thất thoát tài sản cố định trở thành một hiện tượng phổ biến, diện tắch đất bỏ hoang ngày càng nhiều, bộ máy quản lý HTX lại phình ra quá lớn.
Với những thay đổi trên, mô hình tổ chức và quản lý các HTXNN không khắc phục được những bất hợp lý từ mô hình các HTXNN bậc thấp mà còn đẩy nó tới giới hạn cao hơn, làm cho những bất cập của mô hình HTX lựa chọn và xây dựng trở nên gay gắt hơn. Đây chắnh là nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của nhiều HTXNN ở vùng ĐBSH. Những mô hình HTX tiên tiến tiêu biểu như Châu Giang (Hà Nam Ninh cũ), Vũ Thắng (Thái Bình) đã có những biểu hiện chứng tỏ sự sa sút. Từ năm 1970 đến năm 1974 tổng số HTX vùng ĐBSH giảm mạnh (giảm 2950,5 HTX); HTX bậc cao giảm 2907,6 HTX. Bảng số liệu sau thể hiện rõ điều đó:
28
Bảng 1.4: Số liệu thống kê hợp tác xã vùng đồng bằng sông Hồng (1970 - 1974) ĐVT: HTX Tỉnh/thành phố 1970 1972 1973` 1974 Tổng số HTX HTX bậc cao Tổng số HTX HTX bậc cao Tổng số HTX HTX bậc cao Tổng số HTX HTX bậc cao ĐBSH 4.486 4436 4445 4391 4281 4247 1535,5 1528,4 Hà Nội 343 343 346 346 343 343 84,8 84,8 Hải Phòng 419 417 418 418 408 408 131,0 131,0 Hà Tây 852 804 851 797 851 817 263,1 256,2 Hải Hưng 964 964 951 951 905 905 349,9 349,9 Thái Bình 711 711 682 682 610 610 262,4 262,4 Nam Hà 845 845 841 841 809 809 342,5 342,5 Ninh Bình 352 352 356 356 356 355 101,6 101,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê (1985), Số liệu thống kê 1930 - 1984, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.36.
Đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trên phạm vi cả nước, phong trào HTXNN lâm vào tình trạng bế tắc. Cộng với những khó khăn của thời kỳ hậu chiến ngày càng tác động mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, tổ chức Đảng và quần chúng ở một số địa phương đã tự đi tìm lối thoát cho mình bằng việc thực hiện Ộkhoán chuiỢ, tiêu biểu là các tỉnh Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Có thể nói, trong bối cảnh lúc bấy giờ, khoán chui là một tất yếu kinh tế, là lối thoát bắt buộc trong tình thế khủng hoảng, mở ra một thời kỳ mới trong tổ chức, quản lý sản xuất nông nghiệp và đổi mới mô hình HTXNN Việt Nam.
29