Tình hình chuyển đổi của các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình chuyển đổi của các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật

Luật hợp tác xã

* Chuyển đổi các hợp tác xã kiểu cũ

Việc chuyển các HTX kiểu cũ thành HTX kiểu mới được coi là giải pháp chủ yếu để xây dựng nên các HTX kiểu mới. Chuyển đổi các HTX đã xác định được vốn quỹ, công nợ của HTX, xác định được tư cách xã viên mà nhiều năm trước chưa xác định được. Đồng thời xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho HTX, chủ yếu làm các khâu dịch vụ phục vụ cho bà con xã viên trong HTX.

Sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực, các HTXNN có cơ sở pháp lý để tiến hành đổi mới. Các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Luật hợp tác xã, tổ chức làm thắ điểm chuyển đổi HTX cũ, xây dựng HTX mới và giải thể HTX yếu kém. Các HTXNN còn tồn tại đã tiến hành chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo Luật hợp tác xã. Về chuyển đổi các HTXNN kiểu cũ thành HTXNN kiểu mới được tiến hành như sau:

- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản của HTX, làm rõ các khoản phải thu, các khoản phải trả.

- Tiến hành chuyển giao cho chắnh quyền quản lý những cơ sở vật chất dùng chung cho cả cộng đồng.

- Làm rõ tiêu chuẩn xã viên và đăng ký danh sách xã viên.

- Phân bổ giá trị tài sản, quỹ được thừa kế từ HTX cũ thành vốn góp của xã viên trong HTX mới.

- Xây dựng HTX mới.

- Tổ chức lại bộ máy HTX, bao gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, bộ phận giúp việc.

57

- Củng cố các tổ chức dịch vụ của HTX. - Đăng ký hoạt động theo Luật.

Theo báo cáo của 40 tỉnh, thành phố trong cả nước đến cuối tháng 3 - 1998 đã có 3270/10820 HTXNN tiến hành chuyển đổi, chiếm 31,8% tổng số HTX, trong đó có 1134 HTX đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh (chiếm 35%) và 1127 HTX đã hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh (chiếm 34,5% số HTX tiến hành chuyển đổi) [109]. Tỷ lệ các HTX chuyển đổi của các tỉnh thuộc vùng ĐBSH khá cao so với các vùng khác cũng như so với cả nước. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, tỷ lệ HTX tiến hành chuyển đổi chiếm từ 38% đến 50%. Trước khi có Luật Hợp tác xã, tỉnh Hà Tây có 514 HTXNN, trong đó quy mô toàn xã 235 HTX, quy mô thôn và liên thôn 279 HTX; thực hiện chuyển đổi theo Luật đã thu hút 98% hộ xã viên cũ đăng ký trở lại thành xã viên của HTXNN chuyển đổi; toàn tỉnh có 451 HTXNN chuyển đổi (89% số HTX) đã được cấp cấp giấy phép kinh doanh, 244 HTXNN (50% số HTX) khắc dấu mới; còn một số HTX chưa thực hiện được chuyển đổi ở Ứng Hòa (3HTX), Hoài Đức (1 HTX), Thanh Oai (2 HTX) là do những vướng mắc về kinh tế nội bộ chưa giải quyết được [96;164].

Tỉnh Thái Bình sau chuyển đổi theo Luật hợp tác xã đã có 313 HTX được chuyển đổi trong số 320 HTX cũ với số hộ nông dân tham gia HTX kiểu mới đạt 98,9% tổng số hộ của cả tỉnh. Ở Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2000 đã có 379/382 HTX thực hiện chuyển đổi, đạt 99,2% số HTXNN và hầu hết số hộ nông dân đều tham gia HTX kiểu mới. Ở Nam Định có 445 ngàn hộ nông dân tham gia vào 313 HTXNN kiểu mới, chiếm gần 100% số hộ nông dân của cả tỉnh.

Số lượng HTX chuyển đổi của vùng ĐBSH cũng như của cả nước đã được tăng lên. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

58

và thủy sản năm 2001 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 7171 HTX NN, trong đó riêng vùng ĐBSH có 3311 HTXNN, chiếm tới 46% số HTXNN cả nước. Sau 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX, đến năm 2001, về cơ bản ĐBSH đã hoàn thành việc chuyển đổi, và là vùng dẫn đầu cả nước với số lượng 3249 HTX chuyển đổi chiếm 52,09% số HTX chuyển đổi của cả nước. Trong khi đó các vùng khác của cả nước số HTX tiến hành chuyển đổi chiếm tỷ lệ rất thấp, cao thứ hai sau ĐBSH là Bắc Trung Bộ cũng chỉ chiếm 18,24%, Duyên hải miền Trung 11,04%, Đông Bắc 10,21%, Tây Bắc 3,41%, Đông Nam Bộ 2,34%, Tây Nguyên 1,41% và vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thấp nhất là 0,65%. Điều này được thể hiện một cách cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Số lƣợng và cơ cấu hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi của đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác trong cả nƣớc (1/10/2001)

Vùng Tổng số hợp tác xã nông nghiệp Chia ra Số lƣợng hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi (HTX) Cơ cấu (%) Cả nước 7171 6237 86,98 Đồng bằng sông Hồng 3311 3249 98,13 Đông Bắc 802 637 83,92 Tây Bắc 242 213 88,02 Bắc Trung Bộ 1388 1138 81,99

Duyên hải miền Trung 697 689 98,85

Tây Nguyên 116 88 75,86

Đông Nam Bộ 191 146 76,44

Đồng bằng sông Cửu Long 424 41 9,67

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.143 - 144.

59

Tắnh đến năm 2002, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi HTX, đã có 272 HTX được chuyển đổi. Đến hết năm 2007, Hà Nội có 318 HTXNN, trong đó có 255 HTX chuyển đổi từ HTX cũ, một số HTX sau khi chuyển đổi hoạt động không hiệu quả đã tự giải thể [55;12]. Ở Thái Bình đến năm 2005 đã chuyển đổi được 315 HTXNN, trong đó phân loại theo quy mô có 250 HTX quy mô xã, 17 HTX quy mô liên thôn, 48 HTX quy mô thôn; phân loại theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có 305 HTX dịch vụ nông nghiệp, 6 HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp, 4 HTX sản xuất chuyên ngành [79].

Tắnh đến năm 2006, vùng ĐBSH đã chuyển đổi được 3181 HTXNN chiếm 54,4% tổng số HTXNN đã chuyển đổi của cả nước. Hà Nội là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật, đã chuyển đổi được 256 HTX (một số HTX cũ khi tiến hành chuyển đổi đã tách ra thành 2 - 3 HTX) đạt 91,43% với 17 HTX mới được thành lập và còn 31 HTXNN chưa được chuyển đổi do còn vướng mắc về phân chia quyền lợi, xác định tư cách xã viên ở một số quận, huyện ngoại thành. Ở Nam Định có 445000 hộ xã viên tham gia vào 313 HTXNN, chiếm gần 100% số hộ nông dân của tỉnh. Đặc biệt tỉnh Thái Bình đứng thứ nhất trong toàn vùng về tỷ lệ chuyển đổi (100%), đứng thứ 2 là Nam Định (99,68%), thứ 3 là Hà Nam (99,38%). Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ tình hình chuyển đổi các HTXNN của các tỉnh vùng ĐBSH:

Bảng 2.4:Số lƣợng và cơ cấu hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng năm 2006

Tổng số hợp tác xã (HTX)

Chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp

Số lƣợng

(HTX) Tỷ lệ (%)

Toàn quốc 6971 5847 83,88

60 Hồng Hà Nội 280 256 91,43 Vĩnh Phúc 278 269 96,76 Bắc Ninh 491 483 98,37 Hà Tây 534 516 96,63 Hải Dương 336 319 94,94 Hải Phòng 161 154 95,65 Hưng Yên 164 152 92,68 Thái Bình 318 318 100 Hà Nam 160 159 99,38 Nam Định 311 310 99,68 Ninh Bình 250 245 98,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007), Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Các HTXNN hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng như: cung cấp dịch vụ phục vụ hộ xã viên, tổ chức và hoạt động theo hướng chuyên ngành. Các HTX chuyển đổi ngày càng được củng cố và phát triển. Xã viên tham gia HTX chuyển đổi đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và có góp vốn. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã từng bước nâng cao chất lượng, giảm giá thành dịch vụ theo nhu cầu của kinh tế, đời sống xã viên sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước tắch lũy mở rộng sản xuất kinh doanh. Dịch vụ phục vụ của HTX đã giúp xã viên ở nhiều địa phương tiết kiệm trong mua vật tư đầu vào phục vụ sản xuất và tránh bị ép giá trên thị trường khi bán sản phẩm. HTX từng bước mở rộng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm hiện là nhu cầu bức thiết của xã viên và là khâu yếu nhất của HTX.

Nhìn chung những HTXNN chuyển đổi đã sớm ổn định tổ chức, quản lý khai thác tốt các cơ sở vật chất để làm dịch vụ tốt hơn cho kinh tế hộ. Cơ chế quản lý HTX mới đã bước đầu hình thành và có tác dụng tắch cực. Tuy nhiên, những kết quả đó còn hạn chế. Vấn đề tài chắnh của HTX cũ chưa được xử lý

61

một cách thỏa đáng, nội dung hoạt động nghèo nàn, chỉ tập trung 1 - 2 khâu, cơ chế dịch vụ mang nặng tắnh bao cấp, khả năng cạnh tranh của các HTX còn thấp. Các HTX chủ yếu phân phối theo vốn góp, chưa phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.v.vẦ Điều này khiến cho một số HTX chuyển đổi chỉ mang tắnh hình thức. Trên thực tế vẫn còn tồn tại HTX chưa thực hiện chuyển đổi, như trên địa bàn Thủ đô Hà Nội còn nhiều HTX chưa chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Long Biên, Hoàng Mai. Một số địa phương thuộc ngoại thành Hà Nội như Sóc Sơn, Đông Anh, các HTX chỉ chuyển đổi về mặt tổ chức là bầu lại Ban quản trị mới chứ chưa có sự thay đổi về nội dung, phương thức hoạt động, cụ thể là HTX cũ chuyển toàn bộ danh sách xã viên sang HTX mới, dẫn đến tình trạng xã viên thời ơ với HTX sau chuyển đổi. Hộ nông dân gia nhập HTX một cách thụ động, theo phong trào. Có thể quan niệm của những người nông dân này là việc tham gia vào HTX chỉ nhằm mục đắch giữ đất, khỏi bị thiệt thòi về mặt quyền lợi.

Thực chất quá trình chuyển đổi các HTXNN của vùng ĐBSH vẫn không thể tránh khỏi tình trạng Ộbình mới rượu cũỢ. Các địa phương thường lấy tỷ lệ HTX chuyển đổi cao để đánh giá thành tắch thực hiện Luật Hợp tác xã chứ chưa đánh giá được thực chất chất lượng của các HTX chuyển đổi theo những chỉ tiêu mà Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp quy dưới Luật quy định. Điều đó thể hiện ở một số mặt như: vốn sản xuất kinh doanh trong HTX chuyển đổi nhìn chung là thấp và không tương xứng với các phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra. Trong cơ cấu vốn, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao, vốn lưu động thấp, không đủ để duy trì các hoạt động thường xuyên trong quá trình sản xuất của hộ, đồng thời phản ánh hoạt động của các HTX còn rất đơn điệu, nghèo nàn. Tổng số vốn của 3283 HTX của vùng ĐBSH tại thời điểm 1/10/2006 là 875,6 triệu đồng, trong đó số nợ phải trả là 133,4 triệu đồng

62

chiếm 15,2% vốn sản xuất kinh doanh của vùng, số tiền vay ngân hàng của HTX toàn vùng lên tới 58,456 triệu đồng [106].

Qua điều tra, khảo sát có thể kết luận những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng yếu kém trong chuyển đổi HTX là:

- Nguyên nhân chủ quan: Hầu hết các HTX chưa chuyển đổi đều được thành lập trong thời kỳ bao cấp, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động lúng túng, bị động, mất phương hướng, không đủ điều kiện chuyển đổi như: không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, thiếu vốn, thiếu xã viênẦ Một số HTX không muốn duy trì loại hình HTX đã tự phân chia quyền lợi cho xã viên để xin giải thể hoặc tự giải thể. Một số HTX do không xác định được tư cách xã viên, thời gian công tác của xã viên, nội bộ không thống nhất, mất đoàn kết, gây khiếu kiện kéo dài nên không tổ chức thực hiện được việc chuyển đổi HTX. Mặt khác, một số HTXNN muốn chuyển sang mô hình tiểu thủ công nghiệp nhưng lại vướng mắc về thủ tục thuê đất, hợp thức hóa đất đai tức là chuyển đổi mục đắch sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Nguyên nhân khách quan: Do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của chắnh quyền địa phương các tỉnh và thành phố trong vùng chưa thực sự rõ ràng, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi, xây dựng mới các HTX ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.

Mặc dù quá trình chuyển đổi HTXNN vùng ĐBSH tuy còn tình trạng mang tắnh hình thức, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao nhưng đây là bước tiến mới trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý các HTXNN. Từ đổi mới trong nội bộ các HTX cũ, tiến hành thực hiện chuyển đổi các HTX theo luật, mạnh dạn giải thể những HTX không có khả năng chuyển đổi. Trên cơ sở đó các HTXNN mới được thành lập, tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh theo luật.

63

* Thành lập các hợp tác xã mới theo Luật

Trước yêu cầu của kinh tế hộ, ở nhiều nơi trong cả nước đều có HTX mới được thành lập. Song hiện tượng này diễn ra không đồng đều. Nhìn chung, số lượng HTX mới thành lập của vùng ĐBSH còn ắt hơn so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác. Các HTX thành lập mới được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là các HTX được thành lập mới hoàn toàn, do một số hộ nông dân có nhu cầu hợp tác, tự nguyện thành lập và đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Loại thứ hai là các HTX được thành lập trên cơ sở giải thể các HTX kiểu cũ.

Đặc trưng của các HTXNN thành lập mới là ở chỗ chúng hoàn toàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân, khác hẳn với các HTX chuyển đổi từ các HTXNN kiểu cũ, cụ thể:

-Các HTX thành lập đúng theo Luật và đúng nguyên tắc thành lập.

- Được thành lập trên cơ sở tự nguyện của hộ nông dân và xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp. Các hộ xã viên tự nguyện góp vốn, tùy theo sức của từng người, nhưng nhìn chung mức đóng góp của hộ xã viên khá lớn. Khi đã có vốn, đặc biệt là vốn đóng góp của mình tất yếu các thành viên tham gia phải tắch cực, ra sức bảo toàn và phát triển nguồn vốn đóng góp của mình. Hợp tác xã tạo điều kiện cho hộ xã viên phát huy khả năng tối đa về vốn, lao động và kinh nghiệm trong sự liên kết hợp tác với các thành viên khác của HTX vì lợi ắch chung của xã viên cũng như của cả cộng đồng.

- Ban quản lý HTX là những người tham gia sáng lập, gắn bó cùng HTX, trở thành người quản lý có trình độ, do xã viên bầu nên. Hoạt động của họ gắn liền với lợi ắch của HTX, không chịu sự chi phối của chắnh quyền địa phương, tâm huyết, gắn bó máu thịt với sự phát triển của HTX.

64

- Hợp tác xã thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và theo vốn góp, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các thành viên. Lãi của HTX vừa phân phối theo vốn góp, vừa căn cứ vào mức độ sử dụng dịch vụ và công sức đóng góp của hộ xã viên cả về của, về công và trắ tuệ.

Trên thực tế của vùng ĐBSH, HTXNN thành lập mới thuộc các loại hình chủ yếu sau: HTX dịch vụ, HTX sản xuất kết hợp dịch vụ, kể cả HTX sản xuất - kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện.

Sau khi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của HTXNN kiểu cũ, rất nhiều HTXNN vùng ĐBSH đã mạnh dạn giải tán HTX cũ để thành lập HTX mới hoặc tổ kinh tế hợp tác mới, có nơi thực hiện chuyển đổi trên cơ sở điều chỉnh HTX cũ cho phù hợp với luật nhưng tất cả các HTX mới đều hình thành

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bẳng Sông Hồng (1988 - 2010) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)