3. Năng lực giảng dạy 12 20.3 36 61.0 11 18.6
2.4.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên
Tiêu chuẩn đánh giá theo hạng giảng viên (I, II, III), được quy định trong Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Nội vụ, số : 36/2014/ TTLT - BDGDT- BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2014. Tuy nhiên, để có căn cứ đánh giá thường xuyên, theo năng lực chuyên môn cụ thể, các đơn vị cần phải xây dựng các tiêu chí riêng phù hợp với đặc thù chuyên môn và các giai đoạn phát triển của đơn vị. Đề án này đề xuất việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên như sau:
2.4.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn - Tiêu chí 1: Học hàm, học vị;
- Tiêu chí 2: Kĩ năng thực hành chuyên môn
Được thể hiện thông qua việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào việc thiết kế, chế tạo sản phẩm; kĩ năng vận hành, sử dụng trang thiết bị.
- Tiêu chí 3: Khả năng cập nhật kiến thức
Khả năng sử dụng ngoại ngữ; lượng tin tức cập nhật tình hình phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực liên quan.
Tổ chức học tập lí thuyết, thực hành/thí nghiệm; tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức thiết kế, sảng xuất…
- Tiêu chí 5: Hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Số lượng, chất lượng sinh viên được hướng dẫn khóa luận, đồ án, luận văn; Số lượng bài báo khoa học, công trình khoa học, hội thảo chuyên đề.
2.4.4.2. Tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy
Ngoài những tiêu chí bắt buộc trong việc thực hiện qui trình lên lớp của giảng viên, đề án đề xuất một số tiêu chí quan trọng sau đây:
- Xác định mục tiêu học tập của học phần và từng đơn vị học tập của sinh viên;
- Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; - Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu;
- Xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm mô phỏng, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại;
- Hướng dẫn tự học tập, tự nghiên cứu phát triển kiến thức, kĩ năng cho sinh viên.
2.4.4.3. Tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học
Tiêu chí 1: Các công trình nghiên cứu khoa học được công bố
Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là danh tiếng của các tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu; Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới;
Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới hoặc những sáng kiến quan trọng cho công việc)
Tiêu chí 2: Số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản/sử dụng
Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo; Số lượng các chương viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo; Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.
Tiêu chí 3 : Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học
Số lượng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học tham gia; Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học; Hướng dẫn, sinh viên nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp..
Tiêu chí 4: Tham gia các hội nghị/hội thảo
Tham gia với vai trò là người thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo; Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các trường đại học trong nước và nước ngoài; các giải thưởng về khoa học.
2.4.4.4. Sinh viên đánh giá giảng viên
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Điều 7, Tiêu chuẩn 4 về Hoạt động đào tạo quy định “…có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giảng viên” và “…người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học” (Điều 9, Tiêu chuẩn 6 về Người học ). Như vậy việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một yêu cầu không thể thiếu được đối với một cơ sở đào tạo đại học. Tuy nhiên, đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên qua thông tin phản hồi của sinh viên có những hạn chế sau:
Có một số lĩnh vực cụ thể về chất lượng giảng dạy mà sinh viên không thể có đánh giá chính xác, chẳng hạn như là mục tiêu, nội dung môn học,
đánh giá hoạt động học tập của sinh viên. Vì vậy, để giảm thiểu điều này, cần phải sử dụng nhiều loại kĩ thuật thu thập ý kiến khác nhau ngoài phiếu điều tra thông thường.
Có một số yếu tố khó kiểm soát như động cơ học tập của sinh viên, tính phức tạp của tài liệu, mức độ khó dễ của môn học. Vì vậy, khi phân tích kết quả thu được cần dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và sự so sánh giữa các môn học khác nhau.
Giảng viên thường có những khả năng, giải pháp và mục tiêu giảng dạy khác nhau mà một bộ câu hỏi sẵn có không thể đánh giá một cách phù hợp các hoạt động giảng dạy của họ.
Đề án đề xuất một phương án lập phiếu điều tra gồm 3 phần A, B, C như sau:
Phần A gồm 20 câu, được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: Từ câu 1 đến câu 5 gồm những nội dung liên quan đến kiến thức.
- Nhóm 2: Từ câu 6 đến câu 10 gồm những nội dung liên quan đến phương pháp giảng dạy.
- Nhóm 3: Từ câu 11 đến câu 13 gồm những nội dung liên quan đến việc sử dụng phương tiện – tài liệu học tập.
- Nhóm 4: Từ câu 14 đến câu 16 gồm những nội dung liên quan đến kiểm tra, đánh giá sinh viên.
- Nhóm 5: Từ câu 17 đến 20 gồm những nội dung liên quan đến quan hệ, giao tiếp giữ GV và SV.
Yêu cầu trả lời ở phần này là sinh viên chọn những mức độ: 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Đồng ý 4. Hoàn toàn đồng ý.
Phần B gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn. Mỗi câu có 4 phương án lựa chọn khác nhau về các phương pháp mà các giảng viên thường sử dụng trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
Phần C gồm 2 câu hỏi mở, đây là phần dành cho sinh viên ghi nhận xét và đề xuất đối với giảng viên đang được đánh giá.
Kết thúc học kỳ, tổ bộ môn và lãnh đạo khoa xây dựng bộ câu hỏi gửi cho sinh viên nhận xét hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Phương pháp tốt nhất để thu nhận thông tin phản hồi từ sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên là sử dụng website góp ý, đánh giá hiệu quả giảng dạy. Các bộ môn gửi câu hỏi cho sinh viên và sinh viên trả lời câu hỏi qua trang Web, trang Web sẽ tự động tổng hợp kết quả đánh giá giảng viên trong toàn trường. Áp dụng phương pháp này sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh được tâm lý e ngại của sinh viên, tiết kiệm thời gian và kinh phí.
2.4.4.5. Đánh giá của doanh nghiệp, tổ chức về chất lượng đào tạo
Doanh nghiệp, tổ chức là người sử dụng lao động. Đánh giá chất lượng đào tạo mang tính khách quan sâu sắc. Đây cũng là khâu quan trọng trong mô hình đạo tạo theo qui trình CDIO (Conceive - Design - Implement – Operate)
mà khối ngành kỹ thuật đang áp dụng. Đề án đề xuất các nội dung cụ thể về đánh giá của doanh nghiệp, tổ chức về chất lượng đào tạo như sau:
- Đánh giá theo các tiêu chí chất lượng của người học; - Đánh giá về chất lượng các lĩnh vực quản lý đào tạo;
- Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp;
- Đánh giá theo ngành đào tạo;
- Những kỹ năng doanh nghiệp đào tạo bổ sung cho sinh viên tốt nghiệp khi vào làm việc tại doanh nghiệp;
- Những kỹ năng mềm cần phải được bổ sung trong chương trình đào tạo của các ngành học.