3. Năng lực giảng dạy 12 20.3 36 61.0 11 18.6
2.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy
Hầu hết các giảng viên đại học hiện nay đều không được đào tạo và hỗ trợ tốt về năng lực giảng dạy. Để phát triển năng lực giảng dạy, bản thân mỗi giảng viên cần xác định rõ những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó; các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển; công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo... Để cụ thể hóa nhóm giải pháp này, đề án đề xuất một số giải pháp cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.
2.4.2.1. Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình môn học):
- Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên;
- Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; - Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu;
- Xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học.
2.4.2.2. Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn
Giải pháp này hướng đến nâng cao sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án.... Để thực hiện giải pháp này đề án đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất liên quan đặc biệt là các phần mềm mô phỏng thông qua việc hợp tác với các hãng phần mềm trang bị các phiên bản giới hạn cho sinh viên hoặc đầu tư kinh phí mua bản quyền. Đề án cũng đề xuất việc xây dựng kế hoạch định kì việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi), năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...)…..