Nhóm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật tại trường đại học hải dương giai đoạn 2015 2020 (Trang 30)

3. Năng lực giảng dạy 12 20.3 36 61.0 11 18.6

2.4.1.Nhóm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên

2.4.1.1. Điều chỉnh quy chế về học tập nâng cao trình độ

Trên cơ sở qui chế về học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên đã ban hành, đề án đề xuất điều chỉnh việc áp dụng qui chế phân biệt giữa hai khối ngành kinh tế, chính trị, xã hội và khối ngành kỹ thuật. Nhìn nhận, đánh giá việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với khối ngành kỹ thuật có những đặc thù nhất định, có thể đánh giá là khó khăn hơn, phức tạp hơn, từ đó đề xuất những cơ chế khuyến khích khác nhau. Cụ thể:

- Giảng viên đi nghiên cứu sinh được miễn hoàn toàn nghĩa vụ giảng dạy (thay vì chỉ trừ nghĩa vụ giảng dạy 200 tiết/năm học) và hỗ trợ 45 triệu đồng/người/năm theo lịch học toàn khóa (thay vì 30 triệu đồng/người/năm);

- Giảng viên đi học cao học được trừ nghĩa vụ giảng dạy 100 tiết/năm học (thay vì 50 tiết/năm học) và được thanh toán toàn bộ tiền học phí của khóa học. Nếu vẫn tham gia giảng dạy số tiết trên được tính thu nhập tăng thêm;

- Hỗ trợ toàn bộ kinh phí học tập đạt chuẩn trình độ đầu vào nghiên cứu sinh theo đề án 911;

- Hỗ trợ thêm 50% kinh phí nghiên cứu sinh tại nước ngoài theo chương trình du học tự túc;

- Hỗ trợ 50% kinh phí thực hành, thực nghiệm khoa học trong chương trình nghiên cứu sinh.

- Bổ sung qui chế về giảng viên kiêm nhiệm làm việc tại các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

2.4.1.2. Điều chỉnh qui chế tuyển dụng giảng viên

- Thực hiện chế độ thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ 5 năm kể từ khi tuyển dụng với mức lương tối thiểu 10 triệu đồng/tháng (hiện đang áp dụng 6 triệu đồng/tháng);

- Bổ sung thêm tiêu chuẩn đánh giá về kĩ năng thực hành nghề nghiệp; - Bổ sung qui chế tuyển dụng chuyên gia kỹ thuật đặc thù.

2.4.1.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện lộ trình chuẩn hóa giảng viên

Về cơ bản đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật đã đảm bảo về số lượng và cơ cấu ngành đào tạo, độ tuổi, giới tính nên nhóm giải pháp tập trung vào việc tăng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đảm bảo đến năm 2020 mỗi chuyên ngành có ít nhất 2 tiến sĩ trong độ tuổi lao động. Như vậy, với 6 chuyên ngành đang đào tạo đến năm 2020 khối kỹ thuật cần ít nhất 12 giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Để thực hiện giải pháp này một mặt Nhà trường tiếp tục thực hiện chế độ thu hút, tuyển giảng viên có trình độ tiến sỹ, mặt khác xây dựng lộ trình đào tạo tại chỗ.

2.4.1.4. Nâng cao chất lượng kĩ năng chuyên môn của giảng viên

Giải pháp này hướng đến xây dựng một đội ngũ giảng viên thực sự có chất lượng chuyên môn, có kĩ năng thực hành nghề nghiệp, có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn khoa học công nghệ. Đề án đề xuất giải pháp xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, lâu dài với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

lĩnh vực khoa học công nghệ như VNPT, Viettel, Điện lực Hải Dương, Truyền hình Hải Dương, Sumidenso, Brother, Samsung… tạo điều kiện để chuyên gia kĩ thuật được tham gia thỉnh giảng, hội thảo khoa học, giảng viên được tiếp cận thực tiễn sản suất, vận hành, sửa chữa…; tạo cơ chế phối hợp hoặc luân chuyển giảng viên và cán bộ trung tâm nghiên cứu, thực hành và chuyển giao công nghệ; cử giảng viên tham gia hội thảo trong nước, quốc tế; định kì đánh giá kĩ năng chuyên môn của giảng viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật tại trường đại học hải dương giai đoạn 2015 2020 (Trang 30)