Khảo sát phương pháp làm khô

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong quá trình tạo pellet probiotic (Trang 34)

Pellet sau khi được tạo thành bằng phương pháp đã nêu ở mục 2.3.4, sẽ được đem đi làm khô đến hàm ẩm đạt yêu cầu. Hiện nay có nhiều phương pháp làm khô khác nhau, tuy nhiên có 2 phương pháp tỏ ra ưu điểm với khả năng làm khô nhanh ở nhiệt độ thấp (37oC) là sấy bằng máy sấy tầng sôi và sấy bằng tủ sấy tĩnh có hút chân không. Quá trình làm khô thường chiếm nhiều thời gian, trong thời gian đấy vi sinh vật cũng phải chịu điều kiện độ ẩm cao, sự tác động nhiều của quá trình sấy, do đó mà làm giảm đáng kể số lượng vi sinh vật [16], [30]. Vì thế đề tài đã thực hiện khảo sát hàm ẩm pellet tạo thành bằng hai phương pháp này để đánh giá và từ đó lựa chọn phương pháp làm khô thích hợp.

Mục tiêu

So sánh khả năng làm khô của hai phương pháp làm khô là sấy bằng máy sấy tầng sôi và sấy bằng tủ sấy tĩnh hút chân không. Từ đó chọn phương pháp sấy có khả năng làm khô tốt hơn, trong thời gian ngắn hơn.

Tiến hành

Pellet được tạo thành bằng phương pháp đã nêu ở mục 2.3.4, sau đó được đem đi làm khô bằng hai phương pháp là sấy tầng sôi và sấy tĩnh hút chân không

như đã nêu ở mục 2.3.5 ở cùng điều kiện nhiệt độ 37oC và trong thời gian 45 phút. Đo hàm ẩm pellet tạo thành theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.6.

Kết quả

Hàm ẩm pellet được tạo thành sau khi được làm khô bằng 2 phương pháp trên thu được như trong bảng 3.4:

Bảng 3.4: Hàm ẩm pellet tạo thành sau khi làm khô bằng 2 phương pháp sấy trong 45 phút ở nhiệt độ 37oC:

Phương pháp sấy

Sấy bằng máy sấy tầng sôi

Sấy bằng

tủ sấy tĩnh hút chân không

Hàm ẩm 2,97% 12,62%

Nhận xét

Từ kết quả về hàm ẩm pellet thu được trong bảng 3.4, nhận thấy khi ở cùng điều kiện về nhiệt độ 37oC và trong cùng thời gian sấy là 45 phút thì phương pháp sấy bằng máy sấy tầng sôi tỏ ra ưu điểm hơn rất nhiều so với phương pháp sấy bằng tủ sấy tĩnh hút chân không. Sau khi sấy ở điều kiện như trên bằng phương pháp sấy tĩnh có hút chân không, pellet thu được có hàm ẩm còn khá cao (12,62%), chưa đạt yêu cầu về hàm ẩm pellet. Trong cùng điều kiện, sấy bằng máy sấy tầng sôi đã cho pellet có hàm ẩm khá thấp, đạt tiêu chuẩn (dưới 5%) là 2,97% [1]. Điều này có thể lí giải rằng: khi sấy bằng máy sấy tầng sôi, pellet được đảo đều liên tục với gió thổi lên, ẩm được bay ra ngoài với tốc độ cao; còn với tủ sấy tĩnh hút chân không, pellet lại ko được đảo trong quá trình sấy, do đó ẩm thoát ra lâu hơn và không đều trong toàn bộ sản phẩm, phần ở trên bề mặt sẽ khô trước và tạo một lớp khô ngăn ẩm bên trong khối thoát ra ngoài; mặt khác thời gian để máy bơm hút khí tạo áp suất chân không trong tủ là khá lâu, do đó trong thời gian 45 phút thì hàm ẩm chưa thể giảm xuống thấp được [4]. Ở đây vấn đề được ưu tiên là hàm ẩm thấp và thời gian sấy ngắn. Bởi vì trong quá trình sấy, vi sinh vật chịu điều kiện độ ẩm cao, do đó thời gian của quá trình sấy càng lâu, số vi sinh vật giảm càng nhiều [16], [30]. Từ đó

khóa luận đã lựa chọn phương pháp sấy pellet probiotics là phương pháp sấy bằng máy sấy tầng sôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong quá trình tạo pellet probiotic (Trang 34)