Khảo sát thời gian ủ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong quá trình tạo pellet probiotic (Trang 33)

Trong quá trình tạo pellet bằng phương pháp đùn – tạo cầu, quá trình ủ là một quá trình quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thể chất pellet. Mục đích của quá trình ủ là để pha ẩm phân bố cân bằng trong toàn bộ khối ẩm; mặt khác, cũng để thành phần tạo cầu trong công thức hút nước tạo độ dẻo thích hợp cho quá trình vo tạo cầu sau khi đùn [3], [29]. Đối với pellet probiotics, trong quá trình đùn, vi sinh vật sẽ tồn tại trong điều kiện độ ẩm cao, do đó thời gian ủ càng lâu, tỉ lệ vi sinh vật chết đi càng nhiều [16], [30]. Quá trình ủ sử dụng nhiệt độ 4 – 6oC.

Mục tiêu

Xác định được thời gian ủ khối bột ẩm ở nhiệt độ 4 – 6oC, sao cho thời gian ủ là ngắn nhất có thể mà vẫn thu được pellet đạt tiêu chuẩn về thể chất.

Tiến hành

Bào chế pellet bằng phương pháp đùn – tạo cầu theo như phương pháp đã nêu ở mục 2.3.4, tiến hành ủ trong các khoảng thời gian 60 phút, 40 phút và 20 phút.

Kết quả: Thể chất của các mẫu thu được được thể hiện trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời gian ủ tới chất lượng pellet:

Giai đoạn Thời gian ủ (nhiệt độ 4 – 6oC)

20 phút 40 phút 60 phút

Quá trình đùn

Sợi đùn ngắn, không bị dính sợi

Sợi đùn dài hơn, có một chút nước bị ép ra Sợ đùn mềm, nát, có nước bị ép ra, sợi bị dính Quá trình vo Ít bụi, không bị dính lên thành máy vo 1 phần bị dính lên thành máy vo Dính lên thành máy vo nhiều hơn Pellet Cầu, đều Cầu, có lẫn hình

dùi trống

Pellet không đồng đều kích thước

Nhận xét

Từ bảng 3.2 có thể thấy pellet chỉ cần ủ trong thời gian 20 phút là đủ để tạo pellet đạt yêu cầu về thể chất. Ở các thời gian ủ cao hơn là 40 phút và 60 phút, các thành phần trong công thức hút ẩm quá nhiều và lâu làm độ dẻo khối bột cao quá, dẫn đến pellet tạo thành có hình dạng cầu chưa hoàn chỉnh, không đồng đều. Trong luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên và khóa luận tốt nghiệp của DS. Nguyễn Huy Khiêm đều sử dụng thời gian ủ là 30 phút [5], [8]. Ở luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên, cũng đã thực hiện khảo sát thời gian ủ với các khoảng thời gian 0; 30; 60 phút và lớn hơn. Kết quả thu được là thời gian ủ 30 phút là đủ để tạo pellet có thể chất đạt yêu cầu, cho hiệu suất tạo pellet cao [5]. Kết hợp với kết quả thu được từ bảng 3.2, thời gian ủ được lựa chọn là 20 phút.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong quá trình tạo pellet probiotic (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)