Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

- Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995; ISO 5667 - 11:1992

* Lựa chọn vị trí lấy mẫu

- Mẫu được lấy tại 4 khu vực khác nhau trên địa bàn xã Cát Nê + Mẫu 1 lấy tại xóm Trung Nhang, xã Cát Nê

+ Mẫu 2 lấy tại xóm La Lang, xã Cát Nê + Mẫu 3 lấy tại xóm Thậm Thình, xã Cát Nê + Mẫu 4 lấy tại xóm Đồng Gốc, xã Cát Nê

- Mẫu được lấy theo kiểu mẫu tổ hợp theo không gian

- Độ sâu mực nước ngầm tại các vị trí lấy mẫu đơn: từ 20 – 30m. Mỗi khu vực lấy 3 mẫu đơn tại giếng khoan hoặc giếng đào của các hộ dân sống xung quanh khu vực. Sau đó các mẫu đơn tại mỗi khu vực được đem trộn thành một mẫu đại diện cho khu vực.

* Mẫu giếng khoan cách lấy mẫu

- Mẫu bơm lấy từ giếng khoan dùng để cấp nước uống hoặc cho các mục đích khác.

- Lấy càng gần lối ra giếng càng tốt để đạt độ bền của mẫu - Loại bỏ hết nước lưu trữ trong ống bơm

- Lấy nước từ từ vào bình để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa. - Phương pháp bảo quản mẫu: Mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp trước khi tiến hành phân tích mẫu.

- Các mẫu nước ngầm tiến hành phân tích các chỉ tiêu: PH, Chất rắn tổng số, COD, NO3-

, Pb, Zn, Fe.

* Bảo quản mẫu

Mẫu sau khi được lấy từ môi trường đem ngay về phòng thí nghiệm của khoa môi trường, trường Đại học Nông Lâm để phân tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)