Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với 50 hộ và cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Cát Nê về độ sâu khai thác nước ngầm tôi đã thu được kết quả cụ thể sau:
Bảng 4.4: Độ sâu khai thác nước ngầm STT Độ sâu khai thác Số hộ, cơ sở Tỷ lệ (%) 1 2 - 4m 0 0 2 4 - 20m 15 30 3 20 – 30m 30 60 4 >30m 5 10 Tổng số 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng thống kê 4.4 trên cho thấy người dân trên địa bàn xã Cát Nê chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm ở độ sâu từ 20 – 30m đây là nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình. Trữ lượng tương đối nhiều, chất lượng có khá hơn ít bị ảnh hưởng của thời tiết và ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên nước ngầm ở độ sâu này có chứa nhiều sắt hơn do đó xử lý khó khăn và tốn kém hơn. Có thể sử dụng để cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và công nghiệp cho các đối tượng cần lượng nước tương đối lớn. Cụ thể số hộ sử dụng nước ngầm ở độ sâu trung bình là 30 hộ chiếm tỷ lệ 60% số hộ được hỏi, ở độ sâu 4 – 20m có 15 hộ chiếm tỷ lệ 30% và ở độ sâu > 30m có 5 hộ chiếm 10% và không có hộ nào khai thác nước ngầm ở độ sâu từ 2 – 4m (đây là loại nước ngầm không có áp). Trữ lượng không đáng kể, chất lượng kém, bị ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và thường nhiễm bẩn. Loại này không được sử dụng vào cấp nước ăn uống, sinh hoạt. Trong đó các hộ sử dụng nguồn nước ngầm ở độ sâu từ 4 – 20m chủ yếu khai thác bằng giếng đào, giếng khơi.