tỉnh Thái Nguyên
Huyện Đại từ gồm 28 xã và 2 thi trấn, được chia làm 482 xóm với tổng số dân là 160.598 người (2012). Các hộ dân trong huyện chủ yếu sử dụng nước giếng khoan và giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp. Đã có nhiều đợt cán bộ quan trắc của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên về lấy mẫu nước ngầm đi phân tích tại phòng thí nghiệm của sở kết quả cho thấy hàm lượng các kim loại nặng trong nước rất cao điển hình là một số chất như: Pb, As, Zn, Fe, Hg…và đưa ra kết luận khẳng định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàm lượng các kim loại nặng trong nước cao là do ảnh hưởng của các mỏ khoáng sản phân bố trên địa bàn. Đại Từ là một huyện có khá nhiều tài nguyên khoáng sản:
+ Nhóm nguyên liệu cháy chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê… trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn.
+ Nhóm khoáng sản: Bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.
+ Vật liệu xây dựng: Gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi...
Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến nước ngầm nhiễm kim loại nặng với nồng độ cao hàm lượng một số chất như: Pb, As, Fe, Zn, Hg …ở gần các khu khai thác khoảng sản điển hình tại một số xóm của xã Cát Nê, xã Phú Thịnh, xã Yên Lãng, xã Hà Thượng…là các xã nằm trên các mỏ than.
+ Ký Phú là một xã bị nhiễm đá vôi nặng nhất do ảnh hưởng của 2 dãy núi Văn và núi Võ nằm trên địa bàn.
Ngoài ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch, sinh hoạt hàng ngày của người dân…cũng gây tác động mạnh mẽ đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU