Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước ngầm tại xã Cát Nê

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

4.4.1.1 Ô nhiễm do chất thải của nghĩa trang tại xã Cát Nê

Theo các chuyên gia y tế thì nước ngầm gần các khu vực nghĩa trang rất có thể bị nhiễm chất hữu cơ. Đặc biệt là hàm lượng amoni và vi sinh

(coliform, coliform chịu nhiệt và coli). Đây là những chất có khả năng nguy cơ gây ra các bệnh về đường ruột rất cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất nitrat thường xuyên có ở khu vực nghĩa địa.

Nitrat phân hủy từ xác người và động vật, nếu dùng nước bị nhiễm chất này lâu ngày sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trẻ em uống sữa pha nước nhiễm nitrat, hoặc ăn rau quả nhiễm chất này thường bị gián đoạn quá trình trao đổi ôxy, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ngạt thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. [18]

Trên địa bàn xã Cát Nê hiện có 2 nghĩa trang đó là nghĩa trang liệt sĩ và nghĩa trang nhân dân do xã Cát Nê trực tiếp quản lý. Ngoài ra có một số hộ gia đình chôn cất người thân ngay trên đất ruộng vườn nhà mình.

Bảng 4.7: Khoảng cách từ vị trí giếng khai thác nước ngầm so với nghĩa trang Địa điểm Vị trí giếng so với nghĩa trang < 50m 50 – 100m >100m Khu vực nghĩa trang xóm Tân Phú 10% (2/20 hộ) 25% (5/20 hộ) 65% (13/20 hộ) (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Trên thế giới người ta khuyến cáo vị trí giếng, con suối nơi làm nguồn nước cấp cho cộng đồng phải cách xa nghĩa trang tối thiểu là 50m [23]. Kết quả điều tra tại một nghĩa trang có diện tích lớn nhất tại xã Cát Nê cho thấy trong 20 hộ sống quanh, gần kề với khu vực nghĩa trang nhân dân xóm tân phú có 2 hộ chiếm 10% số hộ gia đình sống cách nghĩa trang dưới 50m, 5 hộ chiếm 25% số hộ sống cách nghĩa trang từ 50 đến 100m và 13 hộ chiếm 65% số hộ sống cách nghĩa trang trên 100m.

4.4.1.2. Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,...

Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).

Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì hóa chất bảo vệ thực vật.

* Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan thông thường, lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ. Lượng phân bón hoá học sử dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha). Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh các vỏ bao bì, theo số liệu điều tra thì tổng diện tích trồng lúa, ngô, rau, chè trên địa bàn xã Cát Nê là 584,2 ha vậy mỗi năm tiêu thu khoảng 83,31 tấn phân bón các loại. Các vỏ bao bì thải này một số ít được người dân tái chế lại làm bao bì chứa đựng các đồ vật khác còn phấn lớn là vướt rải rác trên các cánh đồng.

* Chất thải rắn chăn nuôi

Theo thống kê đến cuối năm 2011: - Đàn trâu có: 527 con

- Đàn bò có: 33 con - Đàn lợn có: 2.545 con - Đàn gia cầm có: 44.810 con

Theo số liệu của Tổng cục tống kê Cục Chăn nuôi năm 2011 thì chất thải rắn trung bình hàng ngày đối với mỗi loại gia xúc, gia cầm được thể hiện cụ thể trong bảng 4.8. Từ lượng chất thải rắn bình quân trong một ngày của mỗi loại con ta có thể tính được lượng chất thải rắn hàng ngày của các đàn gia xúc, gia cầm trên địa bàn của xã Cát Nê như sau:

Bảng 4.8: Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi STT Loài vật nuôi Số lượng

(con) CTR bình quân (kg/ngày/mỗi con) Chất thải rắn (tấn/ngày) 1 Trâu 527 15 7,90 2 Bò 33 10 0,33 3 Lợn 2.545 2 5,09 4 Gà 35.918 0,20 7,18

(Nguồn: Đồ án xây dựng nông thôn mới, 2012)[24]

Qua bảng 4.8 ta thấy tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là 20,50 tấn/ngày. Chủ yếu là lượng chất thải từ trâu và gà chiếm phần lớn.

4.4.1.3. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình

Lượng rác thải sinh hoạt nông thôn bình quân đầu người trong ngày là 0,65 kg/người/ngày. Vì vậy trong 1 năm 1 ngưới thải ra: 0,65 kg/người x 365 ngày = 237,25 kg/người/năm. Trong đó 60 – 70% lượng rác thải là rác hữu cơ. Với dân số theo như kết quả điều tra thì số dân ở khu vực xã Cát Nê là 4.107 người thì hàng năm dân cư ở đây thải ra khoảng hơn 900 tấn rác thải sinh hoạt. Hai loại rác thải sinh hoạt đáng lo ngại nhất là phân người và rác. Chúng dễ bị phân hủy, thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi trùng, vi khuẩn… có thể gây lên những bệnh nguy hiểm cho con người. Với tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt như hiện nay thì lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cần được quan tâm và phải có những biện pháp giải quyết một cách thiết thực.

Qua điều tra cho thấy chủ yếu người dân tại xã xử lý rác tại nhà với các biện pháp như đốt hoặc chôn lấp rác thải cụ thể được thể hiện thông qua bảng 4.9 sau đây:

Bảng 4.9: Hình thức đổ rác của hộ gia đình

Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Đổ rác riêng 5 10

Đổ rác ở bãi rác chung 10 20

Đổ rác tùy nơi 35 70

Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 0 0

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.9 ta thấy trong 50 hộ được điều tra phỏng vấn thì có đến 35 hộ đổ rác bừa bãi tùy nơi chiếm 70%; có 10 hộ đổ rác ở bãi rác chung chiếm 20%, 10 hộ này sinh sống ở khu vực trung tâm xã; 5 hộ có hố đổ rác riêng chiếm 10%. Hiện nay trên địa bàn chưa có dịch vụ thu gom rác thải theo hợp đồng.

4.4.1.4. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trạm y tế, trường học, cơ quan chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nito, photphat…), vi khuẩn và có mùi rất khó chịu (H2S và NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật thông thường (David Ashley, 1997). Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh (tả, lị, thương hàn). [21]

* Nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh

Bảng 4.10: Thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của người dân STT Nguồn tiếp nhận Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cống thải chung 0 0 2 Ngấm xuống đất 13 26 3 Ao làng 12 24 4 Bể tự hoại 25 50 5 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.10 cho thấy nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại là 25 hộ chiếm 50% còn lại chủ yếu là thải ra ao làng và ra vườn rồi ngấm xuống đất. Cụ thể như sau: Số hộ thải ra ao làng là 12 hộ chiếm 24% và số hộ thải ra vườn là 13 hộ chiếm 16%.

Bảng 4.11: Thống kê loại công trình thoát nước thải

STT Loại cống Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cống thải có nắp đậy 8 16 2 Không có cống thải 31 62 3 Cống thải lộ thiên 11 22 4 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.11 trên cho thấy số hộ không có cống thải là 31 chiếm 62%, số hộ có cống thải lộ thiên 11 chiếm 22% và số hộ có cống thải có nắp đậy 8 chiếm 16%. Nguyên nhân do một số hộ gia đình còn chịu ảnh hưởng bởi lối sống và sinh hoạt lạc hậu, một phần còn lại chưa ý thức được lợi ích từ việc xây dựng công trình thoát nước thải. Đa số hệ thống cống thải của các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Điều đáng lo ngại hơn ở đây là trên địa bàn chưa có cống

thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập chung để xử lý nên khó có thể tránh khỏi ô nhiễm.

Đây là loại nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người và có tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực. Vấn đề xử lý nước thải, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp góp phần bảo vệ môi trường không chỉ là mối quan tâm của tường cá nhân mà là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp hướng tới sự phát triển bền vững.

4.4.1.5. Ô nhiễm do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh và quy mô chuồng

trại chăn nuôi của các hộ gia đình không hợp lý.

Qua điều tra phỏng vấn đối với 50 hộ trên địa bàn xã Cát Nê về khoảng cách từ nhà vệ sinh và khu chăn nuôi đến vị trí giếng khai thác nước ngầm tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.12: Khoảng cách từ nhà vệ sinh, khu chăn nuôi đến giếng khai thác nước ngầm

Địa điểm

Vị trí giếng so với khu chăn nuôi Vị trí giếng so với nhà tiêu <50 50 – 100 >100 < 5 5 – 10 Xã Cát Nê 64% (32/50 hộ) 28% (14/50 hộ) 8% (4/50 hộ) 26% (13/50 hộ) 74% (37/50 hộ) (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Theo thông tư 15/2006 của Bộ Y tế, nguồn nước cấp phải cách xa nhà vệ sinh tối thiểu là 10m so với quy định này. Qua bảng 4.12 trên ta thấy có đến 13 hộ trong tổng số 50 hộ chiếm 26% hộ được hỏi có nhà tiêu cách giếng khai thác nhỏ hơn 50m và 37 hộ chiếm 74% hộ có giếng cách nhà tiêu từ 5 – 10m. Khoảng cách từ vị trí khai thác nước ngầm đến khu chăn nuôi dưới 50m (khoảng cách này không đảm bảo vệ sinh nguồn nước) có 32 hộ chiếm 64% số hộ được hỏi, 14 hộ có giếng khai thác cách chuồng trại từ 50 – 100m chiếm 28% số hộ được hỏi và chỉ có 4 hộ chiếm 8% trong tổng số hộ có giếng nước cách khu chuồng trại trên 100m và không có chuồng trại chăn nuôi.

Qua kết quả điều tra trên ta thấy khoảng cách từ vị trí giếng khai thác nước ngầm đến nhà tiêu của các hộ dân chủ yếu là nhỏ hơn 5m và không đảm bảo khoảng cách an toàn được quy định trong thông tư 15/2006 của Bộ Y tế. Còn khoảng cách từ giếng khai thác nước ngầm đến khu chuồng trại chủ yếu là nhỏ hơn 50m.

Bảng 4.13: Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên STT Loại nhà vệ sinh Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 2 4 2 Hố xí 2 ngăn 18 36 3 Hố xí đất 6 12 4 Nhà vệ sinh tự hoại 24 48 5 Cầu tõm bờ ao 0 0 6 Loại khác 0 0 7 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.13 cho thấy số hộ gia đình có công trình vệ sinh tự hoại là 24 hộ chiếm 48%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh nhà xí 2 ngăn là 18 hộ chiếm 36%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh hố xí đất là 6 hộ chiếm 12%, số hộ gia đình không có công trình vệ sinh là 2 hộ chiếm 4%. Qua đó ta thấy thực trạng điều kiện nhà vệ sinh của xã là khá tốt, hầu hết các hộ dân đều có các công trình vệ sinh đạt yêu cầu và đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít nhà có công trình vệ sinh không hợp vệ sinh do một số gia đình có điều kiện kinh tế còn khó khăn (kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp) nên chưa có điều kiện xây dựng các công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. [12]

Từ số liệu trên phiếu điều tra cũng cho thấy một thực trạng sau: phần lớn các hộ gia đình đều bố trí nhà vệ sinh, bể phốt và chuồng trại chăn nuôi gần so với giếng nước và khu sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiên trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất biện pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)