Cát Nê (đơn vị: mg/l) 0 1 2 3 4 5 COD 3.9 3.2 2.5 1.8 4 NN1 NN2 NN3 NN4 QCVN Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD của mẫu với QCVN 09: 2008/BTNMT
Qua hình 4.3 ta thấy chỉ tiêu COD trong 4 mẫu đem đi phân tích là tương đối cao cụ thể là: Trong mẫu NN1 là 3,9, mẫu NN2 là 3,2, mẫu NN3 là 2,5, mẫu NN4 là 1,8. Tuy nhiên các chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép đối với chất lượng nước ngầm.
4.3.4. Nhận xét kết quả phân tích chỉ tiêu Fe trong nước ngầm tại xã Cát Nê Cát Nê (đơn vị: mg/l) 0 5 10 15 Fe 1.7 9.5 6.7 13.6 5 0.5 NN1 NN2 NN3 NN4 QCVN QCVN Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Fe của mẫu với QCVN 09: 2008/BTNMT
Quan sát hình 4.4 ta thấy hàm lượng Fe trong 4 mẫu đem đi phân tích thì tại mẫu NN1 hàm lượng Fe là thấp nhất bằng 1,7 mg/l và nằm dưới giới hạn quy chuẩn cho phép đối với chất lượng nước ngầm, 3 mẫu còn lại đều cao hơn giới hạn quy chuẩn cho phép cụ thể là: Tại mẫu NN2 là 9,5 mg/l trong khi tại QCVN 09: 2008/BTNMT quy định giới hạn tối đa là 5 mg/l và QCVN 02: 2009/BYT quy định là 0,5 mg/l vì vậy tại mẫu NN1 cao gấp 1,9 lần so với QCVN 09: 2008/BTNMT và cao gấp 19 lần QCVN 02: 2009/BYT, mẫu NN3 cao gấp 1,34 lần đối với QCVN 09: 2008/BTNMT và cao gấp 13.4 lần QCVN 02: 2009/BYT, mẫu NN4 cao gấp 2,72 lần so với QCVN 09: 2008/BTNMT và cao gấp 27,2 lần so với QCVN 02: 2009/BYT.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hàm lượng Fe ở 3 mẫu NN2, NN3 và NN4 cao là do người dân ở đây chủ yếu khai thác nước ngầm ở độ sâu từ 20 - 30m nước ngầm ở độ sâu này thường chứa nhiều Fe và mặt khác bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ hoạt động sản xuất nông nghiêp như: Sử dụng nhiều phân bón hóa học hàng năm chúng tích lũy và làm cho đất bị nhiễm phèn, người dân không có các biện pháp cải tạo đất vì vậy mà hàm lượng Fe tích lũy trong đất ngấm xuống làm cho nước ngầm nơi đây có hàm lượng Fe cao hơn.
Dưới sự thể hiện hàm lượng Fe qua biểu đồ 4.4 ta thấy hàm lượng Fe tại các khu vực đều rất cao vì vậy cấp thiết cần phải đề xuất biện pháp xử lý để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ cho người dân nơi đây.