Đánh giá công tác GPMB của dự án thông qua ý kiến của người dân và

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2) trên địa bàn phường Bách Quang - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

và cán bộ chuyên môn quản lý đất đai

Để thực hiện đánh giá công tác bồi thường GPMB không những cần nắm vững kiến thức trên lý thuyết mà còn phải đánh giá qua góc nhìn của người dân bởi họ mới chính là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình GPMB. Qua việc sử dụng phiếu điều tra bằng cách trả lời các câu hỏi và lựa chọn ngẫu nhiên 15 hộ bị ảnh hưởng của dự án. Từ đó tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về công tác GPMB, số liệu điều tra thu được kết quả ở bảng 4.11 như sau:

Bảng 4. 11: Ý kiến của người dân về các hoạt động GPMB STT Chỉ tiêu Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không có ý kiến (%)

1 Đơn giá bồi thường hợp lý 66,7 6,7 26,6

2 Đo đạc kiểm kê đầy đủ 73,3 0,0 26,7

3 Chính sách hỗ trợ 60 13,4 26,6

4 Bồi thường cây cối hoa màu 66,7 0,0 33,3 5 Bồi thường công trình trên đất 86,6 6,7 6,7

Trung bình 70,66 5,36 23,98

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ dân đều hài lòng với phương án bồi thường GPMB. Trung bình có 5,36% hộ gia đình không đồng ý phương án bồi thường GPMB, 70,66% hộ dân đồng tình với các chỉ tiêu về hoạt động GPMB, còn lại 13,98% hộ gia đình không có ý kiến gì.

Với đa số hộ gia đình đồng tình ủng hộ phương án bồi thường, đã tạo điều kiện để dự án được thi công nhanh chóng. Tuy nhiên còn một số ít hộ gia đình không đồng tình nhưng họ vẫn chấp hành đúng quy định, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho dự án

Sau khi thực hiện công tác bồi thường GPMB, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng của dự án đã có nhiều thay đổi về điều kiện cơ sở vật chất, thu nhập, môi trường sống... kết quả điều tra về cuộc sống của người dân được thể hiện qua bảng 4.12 như sau:

Bảng 4. 12: Ý kiến của người dân sau GPMB

STT Chỉ tiêu Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không có ý kiến (%)

1 Điều kiện đi lại tốt hơn 93,3 6,7 0

2 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 66,6 13,4 20

3 Thu nhập tăng 66,7 6,7 26,6

4 Môi trường sống tốt hơn 86,6 0 13,4 5 An ninh trật tự ổn định hơn 79,9 6,7 13,4

Trung bình 78,62 6,7 14,68

Đa số điều kiện sống của người dân tốt hơn nhưng vấn đề việc làm và thu nhập lại là vấn đề lớn cần quan tâm, khi mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy ngoài việc bồi thường và hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước còn giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình khi họ bị mất đất sản xuất. Không chỉ giải quyết cho người dân sống bằng nghề nông mà cả những người dân sống bằng nghề phi nông nghiệp. Nhà nước phải bồi thường thỏa đáng, tạo công ăn việc làm hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề thì sẽ tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân vào Nhà nước đó là động lực quyết định cho công tác GPMB được đúng tiến độ.

Bảng 4. 13: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra cán bộ chuyên môn về công tác bồi thường GPMB STT Nội dung điều tra Đồng ý Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Công tác tuyên truyền, phổ

biến được thực hiện tốt 3 75 1 25

2 Có sự tham gia đầy đủ của

người dân 2 50 2 50

3 Người dân hiểu biết về chính

sách 2 50 2 50

4 Người dân hài lòng về đơn giá

bồi thường 3 75 1 25

5 Công tác đo đạc, kiểm đếm

chính xác 4 100 0 0

6 Tiến độ dự án diễn ra nhanh 3 75 1 25 7 Cần cải cách chính sách bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư 2 50 2 50

8 Đa số cán bộ có chuyên môn 4 100 0 0

9 Có sự tham gia đầy đủ của các

cấp các ngành 4 100 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua kết quả bảng trên ta thấy đa số cán bộ tham gia dự án có chuyên môn, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện

một cách có hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó có một số hạn chế, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành để công tác bồi thường GPMB thực sự có hiệu quả.

4.5. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong công tác bồi thường GPMB

4.5.1. Thuận lợi

- Công tác bồi thường GPMB dự án Khu B Khu công nghiệp Sông

Công I đã có sự phối hợp, trao đổi giữa các cấp, các ban ngành và người dân bị mất đất tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.

- Giá bồi thường về các loại đất là tương đối thỏa đáng, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong công tác bồi thường.

- Mức hỗ cho người dân bị thu hồi đất đã đảm bảo điều kiện cuộc sống ổn định, đã loại bỏ những khó khăn vướng mắc trong quá qua trình GPMB.

- Các văn bản, quy định, quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ được cập nhật kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trước và sau khi thu hồi.

- Công tác đo đạc, kiểm kê, thống kê đất đai được thực hiện tốt, áp dụng tiến hành công khai, minh bạch và nhanh chóng.

- Công tác vận động tuyên truyền người dân thự hiện theo chính sách của Nhà nước diễn ra khá tốt.

- Các đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả.

4.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì công tác bồi thường GPMB dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I còn gặp nhiều khó khăn:

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất, giao cấp đất trái thẩm quyền còn diễn ra, chuyển mục đích sử dụng đất chưa đảm bảo quy hoạch.

- Sự phối hợp các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết vướng mắc của nhân dân còn yếu, chưa dứt điểm. Lực lượng tham gia công tác GPMB còn thiếu nhiều kinh nghiệm.

- Các văn bản pháp lý thay đổi liên tục, các quyết định hướng dẫn còn chưa rõ ràng gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

- Giá đất ở tính bồi thường còn thấp so với giá đất ở thị trường, dẫn đến tình trạng các hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước dẫn đến khiếu kiện.

- Việc vận dụng các chế độ chính sách bồi thường hỗ trợ về đất đai chưa được linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Việc xác định những thửa đất có nguồn gốc khai hoang chưa được rõ ràng, nhiều trường hợp tranh chấp lấn chiếm đất đai đã gây khó khăn trong công tác hoàn thiện hồ sơ.

- Một số hộ gia đình nằm trong vùng GPMB đã tự ý tạo lập các công trình, các tài sản, cây cối trái phép để nhằm mục đích tăng tiền bồi thường.

4.5.3. Ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến kinh tế - xã hội và môi trường môi trường

Bằng việc vận dụng tốt cơ chế chính sách chung của Nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương, quyền lợi của các hộ dân trong diện GPMB được đảm bảo ở mức cao nhất.

Thông qua các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân thuộc diện bị thu hồi đất đã nhanh chóng ổn định được chỗ ở, đảm bảo được sản xuất tại nơi ở mới, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang thương mại dịch vụ và sản xuất khác.

Như vậy, dự án GPMB đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cho người dân tại nơi đây. Tạo điều kiện cho người dân có cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông được tốt hơn, môi trường sống được đảm bảo, nền kinh tế thu nhập gia đình được cải thiện hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực mang lại, thì dự án cũng gây ra những hệ quả tiêu cực về môi trường. Mặt khác, bản thân những người lao động ở đây cũng chưa kịp chuẩn bị để tìm nghề mới về tư tưởng, ý thức để sẵn sàng tìm việc làm mới, hoặc tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất. Họ trông chờ nhiều vào số tiền đền bù của Nhà nước, và

vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư, hoặc của chính quyền địa phương. Chính vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó, hầu hết người dân ở đây không có khả năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2) trên địa bàn phường Bách Quang - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)