Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2) trên địa bàn phường Bách Quang - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

3.3.5.2. Khó khăn

3.3.5.3. Ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến kinh tế - xã hội và môi trường môi trường

3.3.5.4. Giải pháp trong công tác bồi thường GPMB

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường GPMB.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra thực địa, phóng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án bằng bộ phiếu điều tra (Phụ lục - 01).

- Điều tra cán bộ quản lý và các cán bộ chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai bằng bộ phiếu điều tra (Phụ lục - 02).

3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.

3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.4.3.1. Phương pháp phân tích, so sánh

Từ số liệu và số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra của dự án so với giá thị trường, với quy định về giá của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và quyết định bảng giá của tỉnh.

3.4.3.2. Phương pháp thống kê

Thống kê các tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Bách Quang nằm ở phía Đông Bắc của thị xã Sông Công. Phía Đông giáp xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên, phía Bắc giáp xã Tân Quang thị xã Sông Công và xã Lương Sơn của Thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp xã Bá Xuyên, phường Lương Châu, phường Thắng Lợi, phía Nam giáp phường Cải Đan, phường Mỏ Chè. Phường Bách Quang có tổng diện tích 852,5 ha được chia thành 14 tổ dân phố [21].

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Là phường có địa hình tương đối bằng phẳng, có KCN tập chung đóng trên địa bàn phường, có đường Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua và có đường cách mạng tháng 10 là cửa ngõ đi vào thị xã Sông Công, có địa hình và đường giao thông thuận tiện, đây là điều kiện, cơ hội cho phường Bách Quang trong quá trình phát triển và giao lưu kinh tế, thương mại [21].

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Phường Bách Quang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 ºC, nhiệt độ tháng cao nhất là 28 °C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 °C

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình là 81%. Độ ẩm cao nhất:86%. Độ ẩm thấp nhất là 36%

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 2168 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa mưa đến cuối mùa và đạt mức lớn nhất vào tháng 8.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự đất tự nhiên của phường Bách Quang là 852,5 ha. Trong đó đất phi nông nghiệp 316,28 ha. Đất nông nghiệp là 536,22 ha.

- Tài nguyên nước: bao gồm 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm.

+ Nguồn nước mặt: được cung cấp chủ yếu bởi hệ thống kênh và các suối nhỏ nhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, nhưng cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt.

- Tài nguyên nhân văn: Phường có 1.303 hộ gia đình, tổng số dân là 5.142 người. Phường có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu thương, chịu khó. Các hoạt động văn hóa giáo dục thu hút đông đảo mọi người tham gia hưởng ứng nhiệt tình như hoạt động thể dục thể thao, các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ quần chúng.

4.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi.

+ Phường Bách Quang có đường Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua và có đường cách mạng tháng 10 là cửa ngõ đi vào thị xã Sông Công, có địa hình và đường giao thông thuận tiện, đây là điều kiện, cơ hội cho phường Bách Quang trong quá trình phát triển và giao lưu kinh tế, thương mại.

+ Bách Quang là một phường bán nông nghiệp có các Khu công nghiệp, các công ty và các nhà máy lớn tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của vùng.

+ Phường địa hình tương đối bằng phẳng cộng với khí hậu thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển đảm bảo an ninh lương thực của địa phương.

- Khó khăn.

+ Do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đòi hỏi người dân cần có những biện pháp thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu điều tra dân số, phường có 1.303 hộ gia đình, tổng số dân là 5.142 người, chủ yếu là công nhân làm tại KCN Sông Công và một số làm tại các nhà máy trên địa bàn thị xã và các cơ quan hành chính nhà nước

chiếm khoảng 55 % dân số, số còn lại trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương chiếm 35 % dân số và một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm 70 % dân số toàn phường.

Bảng 4. 1: Hiện trạng dân số và lao động của phường STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Tổng số hộ Hộ 1.303

2 Tổng số dân Người 5.142

3 Tổng số lao động Người 3.599

4 Mật độ dân số Người/Km2

603

(Nguồn: UBND phường Bách Quang)

Phường tập trung dân cư đông nhất chủ yếu ở các tuyến trục đường chính. Phường có nguồn lao động dồi dào, tổng số lao động là 3.599 người. Nhờ sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, các lĩnh vực giao thông vận tải, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Theo số liệu thống kê của phường thì số người ở độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi chiếm phần lớn dân số với 69,2%. Số người dưới 16 tuổi chiếm 19,7%, còn lại 11,1% là số người trên 60 tuổi.

Dân số của phường chủ yếu ở độ tuổi lao động. Do vậy việc di rời, thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lao động sản xuất của người dân. Vì vậy cần phải chuẩn bị tốt cho họ về công ăn việc làm phù hợp với khả năng của họ.

4.1.2.2. Thành phần dân tộc phường Bách Quang

Về thành phần dân tộc ở Phường Bách Quang có dân tộc Kinh là đa số có 4.332 người chiếm đến 84,24% tổng số dân tộc của Phường, sau đó đến dân tộc Tày có 552 người, chiếm 10,74% dân số của Phường. Còn lại là phần nhỏ là người Nùng, Mường và dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có một phong tục tập quán riêng và trình độ văn hóa khác nhau, nên sẽ ảnh hưởng một phần đến công tác tuyên truyền, vận động.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua cơ sở hạ tầng của phường không ngừng thay đổi. Việc nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng, công trình dân sinh đã làm thay đổi bộ mặt của phường:

+ Phường Bách Quang có trụ sở UBND và trạm y tế đã được xây dựng kiên cố, trang bị đầy đủ thiết bị vật chất.

+ Trường học: Bách Quang có một trường cấp 2, một trường tiểu học và một trường mầm non. Các phòng học đều được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ trong quá trình giảng dạy và học tập của học sinh.

+ Về giao thông: Có đường Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua và có đường cách mạng tháng 10 là cửa ngõ đi vào thị xã Sông Công, có địa hình và đường giao thông thuận tiện.

+ Có hệ thống kênh mương dẫn nước kiên cố phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp [21].

4.1.2.4. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Phường Bách Quang được thành lập đầu năm 2011, là một phường còn non trẻ so với các xã phường bạn, được chia tách từ xã Tân Quang (cũ). Ngay từ những ngày đầu thành lập, phường đã gặp nhiều khó khăn, thách thức về cả kinh nghiệm cũng như khó khăn về tài chính. Dưới sự lãnh đạo của đảng ủy cho đến nay mặc dù bối cảnh tình hình kinh tế của nước ta và thế giới đang rất khó khăn, nhưng phường Bách Quang đã khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phương để lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội giữ vững an ninh quốc phòng. Với diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, đã đem lại hiệu quả kinh tế với sản lượng lương thực hàng năm đạt cao luôn vượt kế hoạch thị xã giao từ 5 đến 10 % kế hoạch. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu vật nuôi cây trồng đã đem lại thu nhập cho bà con nông dân.

Hiện tại ngành công nghiệp của phường đang được đẩy mạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp đẩy mạnh, việc chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh ngành hàng; khuyến khích, ưu tiên phát triển ngành dệt may đầu tư về địa bàn nhằm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Thương mại - dịch vụ trên địa bàn đã và đang phát triển theo hướng đa dạng hóa. Đầu tư xây dựng các điểm kinh doanh, khu thương mại. Phát triển nâng cao chất lượng các loại dịch vụ như vận tải, viễn thông, khoa học công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp...

Về chăn nuôi hiện nay tổng số trên địa bàn phường có 12 trang trại trong đó có 8 trang trại chăn nuôi gà và 4 trang trại chăn nuôi lợn. Ngoài ra còn có các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đây là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân địa phương và xuất khẩu ra thị trường. Hoạt động thương mại dịch vụ: Hiện nay trên địa bàn phường tổng số hộ sản xuất kinh doanh và dịch vụ là 108 hộ, thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm đạt khoảng trên 1 tỷ đồng.

4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội

- Thuận lợi:

+ Phường có chuyển biến tích cực về nền kinh tế, các hoạt động sản xuất dịch vụ được đẩy mạnh gắn liền với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những tiến bộ khoc học kỹ thuật được áp dụng ngày càng phổ biến đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất.

+ Trên địa bàn phường có nhiều cơ sở kinh doanh, các công ty, các khu công nghiệp đã tạo nguồn lực lớn cho tăng trưởng kinh tế của vùng.

+ Trình độ dân trí khá, có truyền thống cách mạng và giác ngộ tốt. - Khó khăn: Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều hộ gia đình có xu hướng làm nông nghiệp giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của phường.

4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích tự nhiên của phường Bách Quang là 852,50 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp có diện tích là 536,22 ha, chiếm 62,9% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có diện tích là 316,28 ha, chiếm 37,1%, diện tích tự nhiên.

Bảng 4. 2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Cơ cấu (%) STT Tổng diện tích tự nhiên 852,50 100 1 Đất nông nghiệp NNP 536,22 62,9 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 470,45 55,18 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 288,08 33,79 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 269,04 31,56

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 19,04 2,23 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 182,37 21,39 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 55,99 6,57 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 55,99 6,57 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,73 1,14 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,05 0,006

2 Đất phi nông nghiệp PNN 316,28 37,1

2.1 Đất ở OTC 45,22 5,30

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,22 5,30

2.2 Đất chuyên dùng CDG 255,20 29,94

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,46 0,05

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,48 0,17

2.2.3 Đất an ninh CAN

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 88,77 10,41

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 164,49 19,3

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,21 0,14

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,61 0,54

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 10,04 1,18

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

Phường Bách Quang là phường đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống các cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, trường học và các cơ sở dịch vụ... phát triển, nhu cầu sử dụng các loại đất ngày càng tăng, do vậy đất đai biến động rất lớn.

4.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB của dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2) Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2)

4.2.1. Tổng quan về công tác giải phóng mặt bằng

Theo Quyết định số 1474/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên, quyết định về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên để sử dụng vào mục đích kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông công, với diện tích 60.575,1 m2, trong đó diện tích đất ở là 5120 m2, phần còn lại là đất nông nghiệp là 55.455,1 m2

. Kế hoạch giải phóng mặt bằng:

- Trình thu hồi đất ngày: 14/5/2008.

- Lập dự toán chi tiết bồi thường, hỗ trợ GPMB: 20/06/2008. - Trình thẩm định và phê duyệt: 05/07/2008.

- Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB từ ngày 06/07/2008 đến

30/07/2008.

Hình 4.1: Hình ảnh Khu B Khu công nghiệp Sông Công I

4.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất tại khu vực GPMB vực GPMB

4.2.2.1. Đối tượng bồi thường và số lao động tại khu vực GPMB

Khoản 1 Điều 42 Luật đất đai năm 2003 quy định như sau: “Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất bị thu hồi mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người bị thu hồi đất được bồi thường”. Tại dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công đã tiến hành thu hồi 28 hộ với diện tích là 60.575,1 m2

. Qua bảng 4.3 tổng hợp chi tiết về số hộ, số lao động tại khu vực giải phóng mặt bằng thấy được rằng:

- Tổng số hộ thu hồi đất là: 28 hộ gia đình. + Số hộ phải chuyển nhà là: 18 hộ. + Số hộ tái định cư là: 18 hộ

- Tổng số nhân khẩu là: 103 khẩu Trong đó:

+ Số khẩu trong độ tuổi lao động là: 59 khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Khu B Khu công nghiệp Sông Công I (giai đoạn 2) trên địa bàn phường Bách Quang - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)