4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Chùa Hang là trung tâm của huyện Đồng Hỷ, có đường quốc lộ 1B và đường 296, đường 379 chạy qua nút giao thông, khu trung tâm buôn bán hàng hóa thuận lợi, cũng là địa bàn nhạy cảm trước sự tác động giữa hai mặt tích cực, tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, thị trấn Chùa Hang có địa giới hành chính.
- Phía Bắc giáp với xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ. - Phía Tây - Nam giáp với thành phố Thái Nguyên.
- Phía Đông và Đông - Nam giáp với xã Đồng Bẩm - thành phố Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp với xã Cao Ngạn - thành phố Thái Nguyên.
Tổng diện tích 303,77ha, địa giới hành chính hẹp, kéo dài quốc lộ 1B và đường 269, 379, khu mỏ đá Núi Voi nằm ở vị trí có 3 tuyến đường giao thông, đầu mối rất thuận lợi.
Trong tổng diện tích đất là 303,77ha, trong đó 121,68ha là đất nông nghiệp, đồi vườn, còn lại là đất dân cư và đất sử dụng cho sản xuất dịch vụ tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ (Số liệu kiểm kê đất đai năm 2013).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thị trấn Chùa Hang rất đơn thuần, chủ yếu là đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng.
4.1.1.3. Khí hậu và thủy văn
- Chùa Hang mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 280C và trung bình tháng thấp nhất là 160C .
- Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 1700 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6;7;8;9) chiếm trên 80% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm trung bình đạt khoảng 81%, độẩm cao nhất lên đến 88% và thấp nhất khoảng 70%.
- Mạng lưới thủy văn của thị trấn Chùa Hang có 3,85 ha sông suối cùng với hệ thống ao, hồ lớn nhỏ là những nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ở phía Tây - Nam có sông Cầu chảy qua với lưu lượng nước rất lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trấn. Mặt khác, vào mùa mưa lũ có hiện tượng úng ngập gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất: Đất đai của thị trấn được hình thành từ đá mẹ như phiến thạch sét, đá Macma axit, một số ít là đá Macma trung tính và đá biến chất, toàn thị trấn có 303.77 ha đất.
+ Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Toàn thị trấn hiện có 3,85 ha đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng; có 3,38 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn nước mặt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng Môi trường sinh thái.
- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của thị trấn ở độ sâu trung bình từ 10 - 15 m là nguồn nước sạch cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân, chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan.
+ Tài nguyên nhân văn: Hàng năm vào dịp 18 - 20 tháng 1 (âm lịch) đều diễn ra lễ hội Chùa Hang. Một lễ hội từ lâu đời, mang nét đẹp văn hóa đặc sắc của thị trấn Chùa Hang và thu hút nhiều khách thập phương đến từ nhiều tỉnh. Tổ chức các trò chơi dân gian như : tung còn, kéo co, đẩy gậy…
+ Cảnh quan môi trường: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phát triển không ngừng của công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Đã gây ra nhiều tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, mỹ quan đô thị. Trước tình hình đó, trong nhiều năm trở lại đây với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, sự chung tay hành động của nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn
thể và nhân dân, công tác chỉnh trang, cải tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường đô thịở thị trấn Chùa Hang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trật tự, cảnh quan môi trường đô thị dần được chuyển biến tích cực; đặc biệt là ở những nơi công cộng, công tác chỉnh trang, bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị ngày càng được quan tâm, đầu tưđúng mức đã góp phần làm cho bộ mặt đô thị của địa phương thêm khang trang, sạch đẹp, môi trường sinh thái được cải thiện, bảo vệ.