6. Những đóng góp của đề tài
3.1.1. Chỉ số IQ trung bình của học sinh
3. 1.1. 1. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi
Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ của học sinh qua các lớp tuổi từ 16 - 18 được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi.
Tuổi n Chỉ số IQ Cặp so sánh X 1 -X 2 p(1-2) X ± SD Tăng 16 (1) 261 100,89 ± 14,91 - 1 - 2 - 1,10 > 0,05 17 (2) 240 101,99 ± 15,01 1,10 2 - 3 - 0,93 > 0,05 18 (3) 243 102,92 ± 15,00 0,93 3 - 1 2,03 > 0,05 Chung 744 101,91 ± 14,97
Tăng trung bình/năm 1,02
100.89 101.99 102.92 0 30 60 90 120 C h ỉ số I Q 16 17 18 Tuổi
Hình 3.1. Biểu đồ về chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi.
lớp tuổi của học sinh trường THPT Trần Văn Lan, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định không giống nhau và tăng dần theo tuổi. Trong đó, chỉ số IQ trung bình cao nhất ở học sinh lớp tuổi 18 (102,92 15,00) và thấp nhất là ở lớp tuổi 16 (100,89 14,91). Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số IQ trung bình giữa các nhóm tuổi không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Năng lực trí tuệ liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lí nên việc nghiên cứu trí tuệ được coi là công việc của các khoa học liên ngành, phải có sự tham gia của các nhà sinh lí học, tâm lí học, y học, toán học... Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh bằng test Raven và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa [35], [37], [44], [57], [60]...
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh trong nhóm nghiên cứu ở mức trung bình (IQ = 101,91). Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan trên đối tượng học sinh quận Cầu Giấy - Hà Nội thì năng lực trí tuệ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Nguyên nhân là do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh nông thôn, nơi điều kiện học tập và sự quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế. Chính sự khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện học tập đã ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển trí tuệ của các em.
3.1.1.2. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính
Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. Chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính. Tuổi Chỉ số IQ X 1 - X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 16 127 101,02 ± 13,72 - 134 100,77 ± 16,04 - 0,25 > 0,05 17 117 102,18 ± 14,82 1,16 123 101,81 ± 15,20 1,03 0,38 > 0,05 18 127 103,58 ± 15,42 1,40 116 102,20 ± 14,53 0,40 1,38 > 0,05 Chung 371 102,26 ± 14,65 373 101,56 ± 15,29 0,70 > 0,05 Tăng trung bình/năm 1,28 0,72
Qua bảng số liệu 3.2 có thể thấy, chỉ số IQ trung bình của học sinh nam ở cả 3 nhóm tuổi cao hơn của học sinh nữ là 0,70 điểm và có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, ở nhóm tuổi 16 chỉ số IQ của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,25 điểm. Ở nhóm tuổi 17 chỉ số IQ của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ là 0,38 điểm. Chỉ số IQ của học sinh nam ở nhóm tuổi 18 cao hơn của học sinh nữ là 1,38 điểm. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số IQ trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ ở cùng lứa tuổi không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt lớn về chỉ số IQ của học sinh theo giới tính.
101.02 100.77 102.18 101.81 103.58 102.20 0 30 60 90 120 C h ỉ s ố I Q 16 17 18 Tuổi Nam Nữ
Hình 3.2. Biểu đồ về chỉ số IQ trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây [35], [44]... Tuy nhiên, sự chênh lệch về chỉ số IQ của học sinh ở các độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi không lớn (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, hoạt động trí tuệ của học sinh ở độ tuổi 16 - 18 đã ổn định có liên quan mật thiết với hoạt động của hệ thần kinh.
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, các em học sinh ở lứa tuổi 18 có chỉ số IQ cao nhất. Điều này phù hợp với thực tế vì năng lực trí tuệ một phần phụ thuộc vào vốn tích lũy kiến thức. Ngoài ra, các em ở độ tuổi này được rèn luyện nhiều các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để đưa ra kết luận chính xác. Mặt khác, các em lại có mục tiêu phấn đấu nhằm tích lũy kiến thức để thi đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Có lẽ, vì thế mà năng lực trí tuệ của các em cao hơn rõ rệt. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [35], [44].
Qua so sánh chỉ số IQ của học sinh nam và nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy không có sự khác biệt đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Qua đây có thể kết luận, năng lực trí tuệ không phụ thuộc vào giới tính. Trong độ tuổi từ 16 - 18, chỉ số IQ của học sinh nam cao hơn. Hiện tượng này có lẽ do sau giai đoạn dậy thì học sinh nam phát triển nhanh hơn.