6. Những đóng góp của đề tài
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hoạt động thần kinh của
2.2.2.1. Cảm xúc và các trạng thái cảm xúc
Cảm xúc được xác định bằng phương pháp tự đánh giá C.A.H (CAMOЧYBCTBO, AKTИHBHOCTb, HACTPOEHИE).
Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một phiếu trắc nghiệm tự đánh giá về cảm xúc và trạng thái cảm xúc. Đối tượng thực nghiệm sẽ khoanh tròn vào mức độ trạng thái tương ứng (từ 1 đến 9). Sau đó tính tổng điểm của từng chỉ tiêu về cảm xúc và đánh giá trạng thái cảm xúc theo bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc.
Mức điểm Tổng điểm Đánh giá
Tối đa 270 Rất tốt
Trung bình 150 Bình thường
Tối thiểu 30 Rất xấu
-Nhóm C (cảm xúc về sức khỏe), gồm các câu hỏi 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25,26.
-Nhóm A (cảm xúc về tính tích cực), gồm các câu hỏi 3, 4, 9, l0, 15, 16, 21,22,27,28.
-Nhóm H (cảm xúc về tâm trạng), gồm các câu hỏi 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30.
2.2.2.2. Khả năng chú ý
Chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon. Phiếu trắc nghiệm Bourdon là một bảng chữ cái được sắp xếp theo quy tắc nhất định. Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một phiếu, sau đó yêu cầu đối tượng rà soát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và gạch vào chữ cái K trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau mỗi phút, đánh kí hiệu gạch chéo ngay sau chữ cái đang rà soát. Sau đó, đánh giá khả năng chú ý qua độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý.
Độ tập trung chú ý (T) là số chữ cái gạch đúng trung bình trong 1 phút. Độ chính xác chú ý của đối tượng nghiên cứu được tính theo công thức sau:
S T T A (2)
Trong đó: A - độ chính xác chú ý; T – số chữ gạch đúng trung bình trong 1 phút; S - số chữ bỏ sót trung bình trong 1 phút.
2.2.2.3. Chỉ số vượt khó (AQ)
Chỉ số AQ được xác định bằng hồ sơ vượt khó do tiến sĩ Paul G. Stoltz tạo dựng [72], [82]. Hồ sơ AQ gồm 20 câu hỏi được tiến hành làm trong khoảng 8 -10 phút, mỗi câu có mức độ trả lời khác nhau từ 1 đến 5 điểm. Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một hồ sơ AQ và được hướng dẫn cách làm. Nghiệm thể đọc kỹ từng câu hỏi và khoanh tròn vào mức điểm tương ứng với mức độ ảnh hưởng của tình huống đối với bản thân.
Bảng2.4. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ.
Chỉ số C Chỉ số O Chỉ số R Chỉ số E
Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm
1 2 3 4
7 6 5 8
13 11 9 10
15 16 12 14
17 18 20 19
Tổng điểm C:… Tổng điểm O… Tổng điểm R:… Tổng điểm E:…
Chỉ số AQ = ………..
Chỉ số AQ được tính theo công thức sau:
AQ = ( C + O + R + E )*2 (3) Trong đó, C, O, R và E là các chỉ số thành phần của AQ.