Tình hình tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân lao/HIV(+)

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005 (Trang 42)

giảm triệu chứng của bệnh lao và các bệnh phối hợp, nhanh chóng cải thiện tình hình sức khoẻ cho bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị các thuốc này được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.14: Các nhóm thuốc dùng phối hợp điều trị cho bệnh nhân lao/HFV(+)

Nhóm thuốc Hoạt chất SỐ bệnh nhân được điều tri Tỷ lệ % Kháng sinh Cloramphenicol Cyprofloxacin Cotrimoxazol 222 93,3 Vitamin Vitamin Bl, B6, B12 213 89,5 Thuốc chống phù nề Alpha - Chymotrypsin 143 60,1 Thuốc long đờm, tiêu chất nhầy Acetylcystein Ambroxol 78 32,8 Thuốc trị nấm Fluconazol Ketoconazol 75 31,5 Giảm đau, hạ sốt, chống viêm Paracetamol 51 21,4 Thuốc giãn phế quản Salbutamol 37 15,5

Trong các thuốc dùng phối hợp thì kháng sinh là thuốc có tần số sử dụng nhiều nhất: 222 bệnh nhân chiếm 93,3 % tổng số bệnh nhân điều trị. Các thuốc điều trị triệu chứng là; thuốc chống phù nề (60,1%), thuốc long đờm (32,8%), thuốc hạ sốt (31,5%), thuốc giãn phế quản (15,5%). 75 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống nấm chiếm tỷ lệ 31,5 %.

3.4.3. Tình hình tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhânlao/HIV(+) lao/HIV(+)

Có 17 bệnh nhân trong tổng số 238 bệnh nhân lao/HIV(+) khảo sát được ghi nhân xuất hiện tác dụng không mong muốn do thuốc chống lao chiếm tỷ lệ

7,14%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Anh trên bệnh nhân lao nói chung (17,37%). Tình hình tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao trên bệnh nhân lao/HIV được thể hiện ở bảng 3.15:

Bảng 3.15: Tình hình tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao trên bệnh nhân lao/HIV(+):

Triệu chứng Sô bệnh nhân biểu hiện (n = 17)

Tỷ lệ %

Mẩn ngứa, phát ban 10 58,82 Chán ăn, buồn nôn 4 23,52

Phù chi 2 11,76

Vàng da 1 5,9

Biểu hiện hay gặp nhất là mẩn ngứa, phát ban (58,82%). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Anh (54,9%) [8]. Có 3 bệnh nhân phải ngừng thuốc, các bệnh nhân còn lại vẫn tiếp tục dùng thuốc chống lao và kết hợp thêm các thuốc chống dị ứng cho đến khi hết triệu chứng.

Tác dụng không mong muốn mức độ nặng (phù chi, vàng da) gặp

17,66% bệnh nhân, các bệnh nhân này đều phải dừng thuốc chống lao hoàn toàn.

Tác dụng không mong muốn ở mức độ nhẹ (chán ăn, buồn nôn) xuất hiện trên 23,52% bệnh nhân. Những bệnh nhân này vẫn tiếp tục được sử dụng thuốc chống lao và theo dõi các tác dụng không mong muốn

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)