Tình hình sử dụng thuốc chống lao

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005 (Trang 39)

3.4.1.1 Các thuốc chông lao được chỉ định điêu trị

Các thuốc chống lao được điều trị cho bệnh nhân lao/HIV(+) được thể hiện trong bảng sau;

Bảng 3.10: Các thuốc điều trị lao cho bệnh nhân laolHIV(+)

Tên thuốc n Tỷ lệ % Isoniazid 176 73,9 Pyrazinamid 184 77,3 Rifampycin 150 63,0 Streptomycin 5 2,1 Ethambutol 184 77,3

Pyrazinamid và ethambutol là hai thuốc có tần số sử dụng điều trị cao nhất, tất cả các bệnh nhân có điều trị lao đều sử dụng hai thuốc này. Isoniazid và Rifampicin có tần số sử dụng ít hơn do một số bệnh nhân lúc đầu điều trị chưa được sử dụng một trong hai loại thuốc này. Đối với Streptomycin, việc dùng điều trị cho bệnh nhân lao/HIV(+) rất hạn chế. Chỉ có 5 bệnh nhân được

chỉ định điều trị bằng Streptomycin. Một số bệnh nhân ban đầu được chỉ định

dùng Streptomycin nhưng sau đó đã được thay bằng ethambutol.

3.4.1.2 Các phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân lao/HIV(+) cũng tương tự như bệnh nhân lao không nhiễm HIV, nhưng do việc hạn chế sử dụng Streptomycin nên

trong 5 bệnh nhân điều trị lại có 4 bệnh nhân đã bỏ Streptomycin trong phác đồ

điều trị. Phác đồ điều trị lao cho nhóm bệnh nhân khảo sát được thể hiện trong bảng 3.11:

Bảng 3.11: Các phác đồ điều trị lao cho bệnh nhân lao/HỈV(+) stt Phác đồ điều trị Sốbn Tỷ ỉệ % 1 2RHZE/6HE 179 97,3 2 2SHRZ/6HE 4 2,2 3 2SHRZE/RHZE/5R3H3E3 1 0,5 4 Tổng số 184 100

Phác đồ 2EHRZ/6HE được sử dụng nhiều nhất để điều trị cho bệnh nhân lao/HIV(+), có 179 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ này chiếm tỷ lệ 97,3%.

3.4.1.3 Liều lượng thuốc tính theo mg/kg cân nặng

Liều lượng thuốc trung bình bệnh nhân sử dụng như sau:

Bảng 3.12: Liều lượng thuốc trung bình bệnh nhân sử dụng

Tên thuốc Liều tối ưu của CTCLQG (mg/kg)

Liều trung bình thực tê bệnh nhân sử dụng (mg/kg) Isoniazid 5 (4-6) 6,87± 0.94 Rifampicin 10(8-12) 10,00 ± 1,08 Pyrazinamid 25 (20-30) 31,91+4,00 Ethambutol 15 (15-20) 17,00 ±2,8 Streptomycin 15 (12-18) 18,77 + 1,62

Rifampicin và ethambutol là hai thuốc có liều trung bình nằm trong khoảng liều khuyên cáo của CTCLQG nhiều nhất. Các thuốc còn lại có liều trung bình hơi cao so với liều của CTCLQG.

3.4.1.4. Tình hình sử dụng thuốc ngoài khoảng liều tối ưu

Có nhiều bệnh nhân được chỉ định liều lượng ngoài khoảng liều tối ưu, cụ thể như trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Số bệnh nhân được chỉ định liều thuốc chống lao ngoài khoảng liều tối ưu

Tên thuốc Liều lớn hơn giới hạn trên của liều tối ưu

Liều nhỏ hơn giới hạn dưới của ỉiều tối ưu

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Isoniazid (n=176) 100 56,8 4 2,2 Pyrazinamid (n=184) 110 59,8 8 4,3 Streptomycin (n=5) 4 80 0 0 Ethambutol (n=184) 7 3,8 36 19,6 Rifampicin (n=150) 2 1,3 18 12

Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định liều lượng thuốc thấp hơn giới hạn dưới của liều tối ưu thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định liều lớn hơn giới hạn trên của liều tối ưu.

Isoniazid và pyrazinamid là hai thuốc có tần số chỉ định liều lớn hơn giới hạn trên của liều tối ưu chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong số 5 bệnh nhân được

chỉ định dùng Streptomycin thì có tới 4 bệnh nhân được chỉ định liều lớn hơn

giới hạn trên của liều tối ưu. Ethambutol và rifampicin là hai thuốc có liều lượng sử dụng nằm trong giới hạn liều tối ưu chiếm tỷ lệ lớn, có 17 bệnh nhân do chức năng gan suy giảm đã được giảm liều rifampycin cho phù hợp. 34

bệnh nhân ban đầu chưa dùng ngay rifampicin trong phác đồ điều trị mà còn tiếp tục theo dõi chức năng gan trước khi quyết định dùng rifampicin để điều tri.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)