3.3.1.1. Xét nghiệm máu
Trong tổng số 238 bệnh nhân nghiên cứu có 201 bệnh nhân được làm xét nghiệm máu chiếm 84,5% tổng số lượng bệnh nhân điều trị. Kết quả xét nghiệm được trình bày trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Xét nghiệm huyết học trên bệnh nhân lao/HIV(+) Xét nghiệm huyết học (n=201) Tăng Giảm Sốbn Tỷ lệ % Sô bn Tỷ lệ % Số lượng hồng cầu 5 2,1 161 67,6 Số lượng bạch cầu 55 23,1 32 13,4 Số lượng bạch cầu lympho 43 21,4 105 52,2
Trong nhóm bệnh nhân lao/HIV(+), bệnh nhân có số lượng hồng cầu nhỏ hơn giá trị bình thường chiếm một tỷ lệ lớn (67,6%). Điều này cho thấy nhiều bệnh nhân lao/HIV được khảo sát có dấu hiệu thiếu máu. Có 13,4% tổng số bệnh nhân có số lượng bạch cầu nhỏ hơn giá trị bình thường.
Có một tỷ lệ nhỏ (2,1%) bệnh nhân có số lượng hồng cầu nhiều hofn giá trị bình thường. Các trường hợp tăng số lượng hồng cầu này đều là các bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy, nôn.
Trong nhóm bệnh nhân lao/HIV(+) nghiên cứu có một tỷ lệ lớn bệnh nhân có số lượng lympho bào giảm so với giá trị bình thường (52,2%). Số bệnh nhân có số lượng lympho bào lófn hofn giá trị bình thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (21,4%).
Trên bệnh nhân nhiễm HIV thì xét nghiệm đếm số lượng tế bào lympho TCD4 và tỷ lệ TCD4/TCD8 là rất quan trọng vì nó cho biết bệnh nhân đang ở
giai đoạn nào của bệnh để từ đó có các cách điều trị hiệu quả. Trong tổng số bệnh nhân khảo sát không có bệnh nhân nào được làm xét nghiệm này. Điều này sẽ dẫn đến việc các bệnh nhân HIV sẽ không được điều trị một cách có hiệu quả nhất.
3.3.I.2. Các xét nghiệm sinh hoá
Tất cả mọi bệnh nhân khảo sát đều được chỉ định xét nghiệm các chỉ số sinh hoá. Một số bệnh nhân có các chỉ số sinh hoá nằm ngoài giá trị bình thường, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6: Các chỉ số sinh hoá trên bệnh nhân laolH N ị+)
Xét nghiệm
Lớn hơn giá trị bình thưòtig Sô lượng Tỷ lệ % SGOT (n=238) 189 79,4 SGPT(n = 238) 120 50,4 Ure (n = 230) 31 13,5 Glucose (n =231) 22 9,5 Creatinin (n = 219) 13 5,9
Hầu hết các thuốc chống lao đều thải trừ qua thận,vì vậy trước khi điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc chống lao thì việc đánh giá chức năng thận là cần thiết. Trong số 238 bệnh nhân nghiên cứu có 219 bệnh nhân được làm xét
nghiêm creatinin máu trong đó 13 người có nồng độ Creatinin cao hơn giá trị
bình thường. Có 31 trong tổng số 230 bệnh nhân được làm xét nghiệm ure huyết có nồng độ ure cao hofn giá trị bình thường. Các kết quả đó cho biết chức năng thận của những bệnh nhân này có thể bị suy giảm, trong quá trình điều trị cần chú ý theo dõi chức năng thận cho các bệnh nhân này để có cách điều chỉnh liều lượng thuốc cho bệnh nhân và xử lý kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu bất thưòng do tác dụng của thuốc.
Các thuốc chống lao INH, RMP, PZA là những thuốc độc với gan. Vì thế cần phải đánh giá chức năng gan trước khi dùng thuốc. SGOT và SGPT là các enzym đặc hiệu với gan, cho phép đánh giá mức độ tổn thương gan. Trong 328 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ tăng men gan trước khi vào viện khá cao: 189 bệnh nhân (78,9%) có chỉ số SGOT cao hơn giá trị bình thường trong đó có 94 bệnh nhân chỉ số này lớn hơn gấp đôi giá trị bình thường. Số bệnh nhân có chỉ số SGPT cao là 120 (50,4%) trong đó có 48 bệnh nhân chỉ số này tăng hơn gấp đôi giá trị bình thường. Những bệnh nhân này cần được theo dõi chức năng
gan chặt chẽ khi điều trị bằng thuốc chống lao để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.
3.3.I.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn.
Số lượng bệnh nhân được làm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm trước khi vào điều trị là 195 bệnh nhân tương ứng với 81,9% tổng số bệnh nhân được điều trị. Kết quả xét nghiệm được thể hiện trong bảng 3.7
Bảng 3.7: Kết quả xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn trên bệnh nhân laolH N ị+)
Kết quả xét nghiệm AFB Sô lượng Tỷ lệ % Dương tính 98 50,3 Am tính 97 49,7 Tổng 195 100
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ âm tính đờm trước khi điều trị trên bệnh nhân lao/HIV là khá cao (49,7%). Theo Nguyễn Thị Bích Yến nghiên cứu trên 122 bệnh nhân lao/HIV tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tỷ lệ xét nghiệm đờm cho kết quả âm tính trên bệnh nhân lao/HIV trước khi điều trị là 42,6% và tỷ lệ này cao hơn so với bệnh nhân lao/HIV(-) (13,3%)-
3.3.I.4. Phản ứng Mantoux
Số lượng bệnh nhân được làm phản ứng Mantoux là 101 bệnh nhân tương ứng với 42,4% tổng số bệnh nhân vào điều trị. Kết quả xét nghiệm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8: Phản ứng Mantoux ở bệnh nhân laolHIVị+)
Kết quả Sô lượng Tỷ lệ %
Dương tính 20 19,8
Am tính 81 80,2
Tổng 101 100
Nhiễm HIV làm cho hoạt động của hệ thống miễn dịch bị rối loạn sâu sắc, phản ứng Mantoux là một trong những chỉ số có giá trị đánh giá tình trạng miễn dịch tế bào ở bệnh nhân lao/HIV(+). Tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng Mantoux âm tính chiếm một phần lớn 80,2%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước đây: Gaspard Kamaníu 64,7% [26], Nguyễn Thị Bích Yến 88,5% [14],
3.4. TÌNH HÌNH SỬDỤNG THUỐC ở BỆNH NHÂN LAO HIV(+)
Tình hình sử dụng thuốc chống lao và thuốc kháng HIV cho số bệnh nhân lao/HIV(+) khảo sát được trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Tỷ lệ điều trị bằng thuốc chống lao và thuốc kháng HIV
Các thuốc sử dụng Chỉ định điều trị Không chỉ định điều trị n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Thuốc chống lao 184 77,3% 54 22,7% Thuốc kháng HIV 0 0% 238 100%
Hầu hết bệnh nhân lao/ HIV(+) đều được điều trị bằng thuốc chống lao, có 184 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống lao chiếm 77,3% tổng số bệnh nhân lao/HIV(+) vào viện. Số bệnh nhân còn lại một số chỉ dùng thuốc kháng sinh, một số bệnh nhân khác vào viện trong tình trạng cấp cứu với các triệu chứng trầm trọng của AIDS giai đoạn cuối, những bệnh nhân này đều tử vong và chưa được điều trị bằng thuốc chống lao.
Không có bệnh nhân lao/HIV(+) nào vào viện được điều trị thuốc kháng Retrovirus. Điều này có thể do các thuốc điều trị HIV hiện nay còn rất đắt đối với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Hầu hết các bệnh nhân nhiễm HIV không đủ khả năng về kinh tế để điều trị. (Chi phí điều trị cho bệnh nhân HIV khoảng 12000 USD/người/năm [15]). Vì vậy trong nghiên cứu
này chúng tôi chỉ có thể khảo sát được tình hình sử dụng thuốc chống lao và một số thuốc điều trị triệu chứng khác ở bệnh nhân lao/HIV(+).