3.3.1.1 Các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân lao/HIV(+) khá đa dạng, bao gồm các triệu chứng của bệnh lao và các triệu chứng do nhiễm HIV. Các triệu chứng này được trình bày như trong bảng 3.3
Bảng 3.3: Các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân laolH N ị+}
Triệu chứng Sô bn Tỷ lệ% Sốt 215 90,3 Gầy sút cân 208 87,4 Ho có đờm 164 68,9 Đau ngực 123 51,7 Ho khan 158 48,2 Nấm lưỡi họng 75 31,5% Khó thở 73 30,7 Suy kiệt 56 23,1 Nổi hạch ngoại vi 51 21,1 Tràn dịch các màng 33 13,8 Suy hô hấp, truỵ tuần hoàn 30 12,6
Ho ra máu 25 10,5
Hôn mê 25 10,5
Rối loạn chức năng gan 17 7,1
Tiêu chảy 15 6,3
Các triệu chứng thần kinh 13 5,4
Trên các bệnh nhân khảo sát, các triệu chứng toàn thân khá đa dạng. Một tỷ lệ lớn bệnh nhân xuất hiện sốt (90,3%) và gầy sút cân (87,4%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước đây. Nguyễn Việt Cồ và cộng sự [12] nghiên cứu trên bệnh nhân lao/HIV-AIDS tại các tuyến cơ sở cho biết 100% số bệnh nhân khảo sát đều có triệu chứng sốt và gầy sút cân. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Yến cũng cho biết tỷ lệ bệnh nhân lao/HIV(+) sốt kéo dài hơn một tháng là 99,2%, sút cân > 10% trọng lượng cơ thể là 66,4%. Theo Raviglione [10], ở bệnh nhân lao/HIV(+) tỷ lệ sút trên 10% cân nặng chiếm từ 30-85%, sốt kéo dài (2-4 tuần) từ 30-90%. Có thể nói triệu chứng sốt và gầy sút cân là hai triệu chứng xuất hiện thường xuyên ở bệnh nhân lao/HIV(+).
Bệnh nhân vào viện còn do xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong đó ho có đờm chiếm tỷ lệ cao nhất (68,9%), tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Đức Phan (61,9%) nhưng lại thấp hcfn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ và cộng sự (80%) [12],[20].
Số bệnh nhân ho ra máu chiếm tỷ lệ thấp (10,5%). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Yến (12,8%).
Có 56 (23,1%) bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, trong đó có 30 bệnh nhân tiên lượng rất xấu với các triệu chứng suy hô hấp, truỵ tuần hoàn không hồi phục. 25 bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức. 13 bệnh nhân lao/HIV(+) có xuất hiện các trriệu chứng thần kinh.
3.3.1.2 Đặc điểm cân nặng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Liều lượng của thuốc chống lao chỉ định phụ thuộc vào khoảng cân nặng của bệnh nhân. Trên bệnh nhân lao/HIV(+), tình trạng gầy sút cân rất dễ xảy ra. Do đó việc theo dõi cân nặng để điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị cho phù hợp là cần thiết để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc chống lao.
Cân nặng của các bệnh nhân khảo sát trước khi điều trị được thể hiện trong bảng 3.4:
Bảng 3.4: Đặc điểm cân nặng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Khoảng cân nặng(kg) Số bn Tỷ lệ % <25 0 0 25-39 22 9,2 40-55 155 65,1 >55 17 7,1 Bệnh nhân không cân 44 18,5
Tổng 238 100
Cân nặng trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 46,11 ± 7,48. Kết quả này cũng tương tự so với nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Anh (45,24 ±
10,26) và Vũ Đức Phan (46,95 ± 5,2).
Đa số các bệnh nhân có khoảng cân nặng từ 40-55 kg (65,1%), 22 bệnh nhân có khoảng cân nặng dưới 40 kg đều trong giai đoạn suy kiệt nặng, thể trạng gầy yếu. Trong số 44 bệnh nhân không cân đều là các bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu.
Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào được theo dõi sự thay đổi cân nặng, do đó chưa đánh giá được mức độ gầy sút cân của bệnh nhân lao/HIV sau khi vào viện. Các thuốc điều trị lao đều tính liều dựa vào cân nặng của bệnh nhân trước khi vào viện.