II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC ĐÃ HÌNH THÀNH TẠ
3. Xác định và lượng hoá các chỉ tiêu cần tính toán
3.1. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu
* Phương pháp chung
Phương pháp chung nhất được tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tại Công ty là phương pháp cân đối. Phương pháp này này thực hiện việc cân đối giữa nhu cầu và khả năng để đưa ra số kế hoạch sao cho Công ty vừa có khả năng hoạt động vừa có khả năng phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, Công ty xác định khả năng của mình thông qua việc tổng hợp khả năng về:
Máy móc thiết bị: Công ty tính toán chính xác công suất tối đa của các loại máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch dài hạn, Công ty thường tính đến năng lực đầu tư mới trong thời kỳ kế hoạch.
Nguồn nhân lực: Công ty xác định khả năng về nhân lực thông qua việc tính toán số lượng lao động hiện có, trình độ và năng xuất lao động bình quân. cùng với nó là dự đoán số lượng lao động sẽ thu hút trong kỳ.
Nguồn vốn: dự tính nguồn vốn trong kỳ, nguồn vốn dành cho đầu tư và vốn lưu động. Từ đó xác định khả năng đảm bảo vốn cho kinh doanh.
Để xác định khả năng kinh doanh của mình, Công ty chọn năng lực nhỏ nhất trong số các khả năng của nguồn lực trên. Về mặt nhu cầu, Công ty thực hiện dự đoán thông quan việc phân tích tình hình thị trường trong các giai đoạn trước, xác định quy luật phát triển của nhu cầu và dự đoán xu hướng biến động của nó.
Tuy vậy, với mỗi chỉ tiêu kế hoạch cụ thể Công ty thường sử dụng các phương pháp nghiệp vụ cụ thể khác nhau nhưng vẫn tuân thủ phương pháp chung nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của hệ thống các chỉ tiêu.