Cơ hội (Opportunities) Thách thức(Threats) 1... Điểm mạnh(Strengths) 1...
Phối hợp S/O Phối hợp S/T
Điểm yếu (Weakness) 1...
Chiến lược là một hệ thống các chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai và phối hợp các chương trình hành động, giúp tổ chức hoàn thành các mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Chiến lược cấp công ty là chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của công ty nhằm vào việc cạnh tranh một cách có hiệu quả nhất, chiếm ưu thế trên thị trường, bảo đảm phát triển bền vững. Chiến lược cấp công ty để đảm bảo sự phát triển bền vững có thể được lựa chọn từ các loại chiến lược:
Chiến lược tăng trưởng tập trung: theo đuổi chiến lược này,
các chiến lược của công ty đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường không có sự thay đổi các yếu tố khác. Công ty cố gắng khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm, dịch vụ hiện có hoặc thị trường đang hoạt động.
Bảng 2: BẢNG THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG
Sản phẩm, dịch
vụ Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ Hiện đang thực Hiện tại Hiện tại Hiện tại Hiện tại
hiện hoặc mới hoặc mới
Chiến lược tăng trưởng tập trung cho phép công ty dồn sức lực vào các lĩnh vực hoạt động sở trường của mình, khai thác các điểm mạnh nổi bật để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, chiến lược phát triển tập trung lại bỏ lỡ cơ hội bành trướng thị trường, không tận dụng hết những tính năng nổi bật của mình nắm bắt các cơ hội phát triển của ngành nghề khác.
Chiến lược tăng trưởng hội nhập (liên kết): Công ty trong
trường hợp theo đuổi chiến lược này sẽ tìm biện pháp để tự đảm nhận khâu sản xuất các yếu tố đầu vào hay tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chiến lược tăng trưởng hội nhập, công ty có thể thực hiện việc hội nhập về phía trước (ngược chiều) hay hội nhập về phía sau (thuận chiều, hội nhập toàn bộ hay hội nhập toàn phần, hội nhập nội bộ hay hội nhập bên ngoài).
Bảng 3: BẢNG THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HỘI
NHẬP
vụ ngành Hiện đang thực
hiện
Hiện tại Hiện tại Mới Hiện tại
Chiến lược tăng trưởng hội nhập giúp công ty tiết kiệm chi phí và giảm các chi phí về thị trường, kiểm soát chất lượng tốt hơn, tận dụng các cơ hội kinh doanh và chủ động hơn trong việc hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh. Chiến lược này có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng và bắt gặp những cơ hội phù hợp với mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hoá: công ty theo đuổi
chiến lược đa dạng hoá thực hiện các biện pháp nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và chiếm lĩnh thị trường mới nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty có thể thực hiện chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá tổ hợp không có mối liên quan gì về mặt công nghệ với các sản phẩm, dịch vụ hiện hành. Chiến lược đa dạng hoá tận dụng tối đa nguồn lực tài chính thặng dư, tạo lợi thế cạnh tranh mới, hạn chế rủi ro... Nhưng chiến lược đa dạng hoá cũng đòi hỏi công ty phải nâng cao khả năng quản lý, tính toán kỹ lưỡng lợi ích và chi phí cho việc phát triển theo hướng này.
Chiến lược cắt giảm: là rất cần thiết khi công ty sắp xếp lại
nhằm phục vụ cho một giai đoạn mới. Chiến lược này được thực hiện khi ngành nghề kinh doanh mà công ty theo đuổi không còn triển vọng phát triển lâu dài, nền kinh tế không ổn định hoặc xuất hiện các cơ hội mới đáng giá hơn nhiều. Chiến lược cắt giảm nhằm giảm các chi phí, thu hồi vốn đầu tư.
Chiến lược hỗn hợp: một công ty trong cùng một thời kỳ có thể
áp dụng nhiều chiến lược khác nhau. Công ty có thể đẩy mạnh phát triển ở lĩnh vực này song có cắt giảm ở lĩnh vực kinh doanh khác. Các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu thực hiện thành công mục tiêu tổng quát của công ty trong thời kỳ thực hiện chiến lược.
Việc lựa chọn chiến lược nào trong số các chiến lược trên là phụ thuộc vào khả năng của công ty và các điều kiện môi trường có liên quan. Từ kết quả phân tích SWOT công ty sẽ lựa chọn cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.