Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát biến cố bất lợi trên thận liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 44)

Trong tổng số 1346 bệnh nhân dùng CM chứa Iod tại bệnh viện Bạch Mai ở khoa Chẩn đoán hình ảnh, phòng can thiệp Viện Tim mạch trong thời gian nghiên cứu, có 754 bệnh nhân (chiếm 56,0%) không có đủ xét nghiệm trước và/ hoặc sau khi dùng CM chứa Iod. Trong số 44% bệnh nhân có đầy đủ kết quả xét nghiệm trước và sau khi dùng thuốc cản quang chứa Iod thì tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm với mục đích để theo dõi chức năng thận sau khi dùng thuốc cản quang chứa Iod còn thấp hơn con số 44% bởi vì có thể bệnh nhân được làm xét nghiệm với mục đích theo dõi kết quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, trong 83 bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận có 27 (32,5%) bệnh nhân không được tiếp tục theo dõi xét nghiệm SCr sau khi SCr đạt max. Điều đó cho thấy biến cố bất lợi trên thận do thuốc cản quang chưa thực sự được quan tâm. Hạn chế này có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.

Số bệnh nhân trong nghiên cứu bị loại nhiều, kèm theo việc chỉ số SCr không được làm đều đặn mỗi ngày nên có thể dẫn đến việc không phát hiện ra các bệnh nhân tăng vào đúng thời điểm không làm xét nghiệm. Điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ gặp biến cố trên thận.

Do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ đánh giá được đặc điểm và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod chứ chưa đánh giá được đặc điểm và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh thận do CM chứa Iod (CIN). Vấn đề này cần được làm rõ ở một nghiên cứu có mức độ cao hơn trong tương lai.

Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm định đơn biến và thực hiện đa kiểm định, có thể làm tăng nguy cơ gặp dương tính giả, không loại trừ được các yếu tố gây ảnh hưởng đến mối tương quan giữa hai biến số được kiểm định.

KẾT LUẬN

 Đặc điểm của biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang chứa Iod:

Tỷ lệ bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod là 14,5%.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc biến cố bất lợi trên thận trong vòng 72 h sau khi dùng thuốc cản quang chứa Iod là 6,1%.

Trong 83 bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận thì số lượng bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 sau khi tiêm thuốc cản quang chiếm đa số (ngày thứ nhất có 11 bệnh nhân, ngày thứ 2 có 13 bệnh nhân, ngày thứ 3 có 11 bệnh nhân, ngày thứ 4 có 12 bệnh nhân và ngày thứ 5 có 8 bệnh nhân), số lượng bệnh nhân có Creatinin tăng sau ngày thứ 6 đến ngày thứ 16 chiếm tỷ lệ thấp.

Có 68,5% bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod có SCr hồi phục trở về trạng thái ban đầu trong vòng 3 – 12 ngày, trong đó có 7 bệnh nhân (8,4%) phải lọc máu.

 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod:

Có mối tương quan giữa sự xuất hiện biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang chứa Iod và các yếu tố: Tuổi trên 70, mắc kèm bệnh ngoài thận, mắc kèm ĐTĐ, có NMCT cấp dưới 24 h, dùng kèm thuốc độc thận (NSAIDs, metformin, aminoglycoside), dùng thể tích CM chứa Iod ≥ 100 ml, dùng CM chứa Iod đường động mạch. Những sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.

Không có mối tương quan giữa sự xuất hiện biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod với các yếu tố: giới tính, mắc kèm bệnh suy tim và loại CM chứa Iod đã dùng.

KIẾN NGHỊ

1. Cần cân nhắc kiểm tra và theo dõi SCr của bệnh nhân có nguy cơ cao khi sử dụng CM chứa Iod trước và sau khi chụp cho đến khi ra viện để đánh giá được nguy cơ gặp biến cố bất lợi trên thận, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gặp biến cố bất lợi trên thận.

2. Đây là một nghiên cứu không can thiệp nên số lượng bệnh nhân bị loại nhiều do không đầy đủ xét nghiệm hoặc bệnh nhân không được làm xét nghiệm vào đúng thời điểm tăng nồng độ creatinin huyết thanh, điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, cần tiến hành một nghiên cứu trong đó theo dõi được đầy đủ chỉ số creatinin trước và theo từng ngày sau khi sử dụng thuốc cản quang để ghi nhận được đầy đủ biến cố xảy ra theo ngày.

3. Cần có một nghiên cứu quy mô lớn để tìm và áp dụng biện pháp, quy trình dự phòng chuẩn mực cho bệnh nhân Việt Nam trước và sau khi sử dụng CM chứa Iod dựa trên các biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả trên thế giới. 4. Cần tiến hành một nghiên cứu với thời gian lâu hơn, có thẩm định để đánh giá về

bệnh thận do CM chứa Iod và theo dõi SCr kể cả sau khi xuất viện để đánh giá hậu quả lâu dài (chạy thận nhân tạo, ghép thận hoặc tử vong) trên bệnh nhân gặp bệnh thận do CM chứa Iod.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Lê Thanh Bình (2007), Đánh giá hiệu quả dự phòng suy giảm chức năng thận bằng N-acetylcysteine và Natri clorua 0,9% ở bệnh nhân chụp động mạch vành qua da, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

2. Hồ Văn Phước (2006), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận sau can thiệp động mạch vành qua da, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

3. Nguyễn Phương Thúy, Trần Thị Thu Hằng, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Quốc Bình, Nguyễn Văn Đoàn (2014), “Khảo sát biến cố bất lợi (ADR) liên quan đến CM chứa Iod ghi nhận trong cơ sở dữ liệu báo cáo tự nguyện từ cán bộ y tế giai đoạn 2006 – 2012”, Tạp chí dược học, số tháng 2 năm 2014, pp. 45-51.

Tài liệu tiếng anh

4. Andreucci M, Solomon R, Tasanarong A (2014), “Side Effects of Radiographic Contrast Media: Pathogenesis, Risk Factors, and Prevention”,

Biomed Res Int, 741018.

5. Ansell G., Bettmann M.A., Kaufman J.A, Wilkin R.A (1996), “Complications in diagnostic imaging and interventional radiology”, Blackwell Science inc., Boston, MA, pp. 245-300.

6. Anupama Kaul (2012), “Contrast-induced acute kidney injury”, Clinical Queries: Nephrology, 01, pp. 34-41.

7. Bansal Renu (2014), "Contrast-induced nephropathy", truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2014, từ http://emedicine.medscape.com

8. Campbell D.R. , Flemming B.K. , Mason W.F., Jackson S.A. , Hirsch D.J. , MacDonald K.J. (1990), “ A comparative study of the nephrotoxicity of

iohexol, iopamidol and ioxaglate in peripheral angiography”, Canadian Association of Radiologists Journal, 41(3), pp. 133–137.

9. Carlo Briguori, Davide Tavano, Antonio Colombo (2003), “Contrast agent- associated nephrotoxicity”, Progress in Cardiovascular Diseases, 45(6), pp. 493-503.

10.Chong E., Poh K.K., Liang S., Tan H.C. (2010), “Risk factors and clinical outcomes for contrast-induced nephropathy after percutaneous coronary intervention in patients with normal serum creatinine”, Ann Acad Med Singapore, 39, pp. 374-380.

11.Gilbert Deray (1999), “Nephrotoxicity of contrast media”, Nephrol Dial Transplant, 14, pp. 2602-2606.

12.Gruberg L., Mehran R., Dangas G., et al (2001), “Acute renal failure requiring dialysis after percutaneous coronary interventions”, Catheter Cardiovasc Interv, 52, pp. 409–416.

13.Hall K.A., Wong R.W., Hunter G.C., et al (1992), “Contrast-induced nephrotoxicity: the effects of vasodilator therapy”, J Surg Res, 53, pp. 317– 320.

14.Henrik S. Thomsen (2011), “Contrast media safety – An update”, European Journal of Radiology, 80, pp. 77-82.

15.Hossein Nough, Fatemeh Eghbal, Mohammadhossein Soltani, et al (2013), “Incidence and main determinants of contrast-induced nephropathy following coronary angiography or subsequent balloon angioplasty”, Cadiorenal Med, 3, pp. 128-135.

16.John H. Rundback, Deniel Nahl, Vanessa Yoo (2011), “Contrast-induced nephropathy”, Journal of vascular surgery, 54, pp. 575-579.

17.Joongyub Lee, Jeong Yeon Cho, Hak Jong Lee, et al (2014), “Contrast- Induced Nephropathy in Patients Undergoing Intravenous Contrast-Enhanced Computed Tomography in Korea: A Multi-Institutional Study in 101487 Patients”, Korean J Radiol, 15, pp. 456-463.

18.Kane GC, Doyle BJ, Lerman A, Barsness GW, Best PJ, Rihal GC (2008), “Ultra-low contrast volumes reduce rates of contrast-induced nephropathy in patients with chronic kidney disease under going coronary angiography”, J Am Coll Cardiol, 51, pp. 89-90.

19.Katholi RE, Taylor GJ, Thomas Woods W, et al (1993), “Nephrotoxicity of non-ionic low-osmolality versus ionic high-osmolality contrast media: a prospective double blind randomized comparison in human beings”,

Radiology, 186, pp. 183-187.

20.Levey AS, Bosch JP, Lewis JB, Greene T, Rogers N, Roth D (1999), “A more accurate method to estimate glomerular filtration rate from serum creatinine: a new prediction equation. Modification of Diet in Renal Disease Study Group”, Ann Intern Med, 130, pp. 461–470.

21.Marc J. Meth, Howard I. Maibach (2006), “Current understanding of contrast media reactions and implication for clinical management”, Drug Safety, 29(2), pp. 133-141.

22.Marenzi G, Lauri G, Assanelli E, et al. (2004), “Contrast-induced nephropathy in patients undergoing primary angioplasty for acute myocardial infarction”,

J Am Coll Cardiol, 44, pp. 1780–1785.

23.McCullough P.A., Wolyn R., Rocher L.L., Levin R.N., O'Neill W.W. (1997), “ Acute renal failure after coronary intervention: incidence, risk factors, and relationship to mortality”, Am J Med, 103, pp. 368-375.

24.Mehran R., Nikolsky E. (2006), “Contrast-induced nephropathy: Definition, epidemiology, and patients at risk”, Kidney Int Suppl, 100, S11-15.

25.Moore RD, Steinberg EP, Powe NR, et al (1992), “Nephrotoxicity of high- osmolality versus low-osmolality contrast media: randomized clinical trial”, Radiology, 182, pp. 649–655.

26.Moos S.I., Nagan G., Weijert R.S., Vemde D.N.H., Stoker J., Bipat S., et al (2014), “Patients at risk for contrast-induced nephropathy and mid-term effects after contrast administration: a prospective cohort study”, The Netherlands Journal of medicine, pp. 363-371.

27.Morcos S.K. (2004), “Prevention of contrast media nephrotoxicity-the story so far”, Clinical Radiology, 59, pp. 381-389.

28.Parfrey PS, Griffiths SM, Barrett BJ, Paul MD, Genge M, Withers J, Farid N, MCManamon PJ (1989), “Contrast material-induced renal failure in patients with diabetes mellitus, renal insufficiency, or both. A prospective controlled study”, N Engl J Med, 320, pp. 143-149.

29.Peter A. McCullough (2008), “Contrast-induced acute kidney injury”, Journal of the American College of Cardiology, 51(15), pp. 1419-1428.

30.Rich M., Crecerius C. (1990), “Incidence, risk factors, and clinical course of acute renal insufficiency after cardiac catheterization in patients 70 years of age or older: a prospective study”, Arch Med, 150, pp. 1237-1242.

31.Richard W. Katzberg, Brendan J. Barrett (2007), "Risk of Iodinated contrast material - induced nephropathy with intravenous administration", Radiology, 243(3), pp. 622-628.

32.Richard W. Katzberg, Jeffrey H. Newhouse (2010), "Intravenous contrast medium - induced nephrotoxicity: is the medical risk really as great as we have come to believe?", Radiology, 256(1), pp. 21-28.

33.Rihal C.S., Textor S.C., Grill D.E., et al (2002), “Incidence and prognostic importance of acute renal failure after percutaneous coronary intervention”, Circulation, 105, pp. 2259–2264.

34.Rudnick M.R., Goldfarb S., Wexler L., et al (1995), “Nephrotoxicity of ionic and nonionic con-trast media in 1196 patients: a randomized trial”, Kidney Int, 47, pp. 254–261.

35.Shema L, Ore L, Geron R, Kristal B (2009), “Contrast-induced nephropathy among Israeli hospitalized patients: incidence, risk factors, length of stay and mortality”, Isr Med Assoc J, 11, pp. 460-464.

36.Solomon R, Biguori C, Bettmann M (2006), “Selection of contrast media”,

Kidney International, 69, S39-S45.

37.Thomsen H.S., Bush W.H.Jr. (1998), “Adverse effects of contrast media. Incidence, prevention and management”, Drug Safety, 19, pp. 313-324.

38.Thomsen H.S., Morcos S.K., Erley C.M., et al (2008), “The active trial: comparison of the effects on renal function of iomeprol-400 and Iodixanol- 320 in patients with chronic kidney disease undergoing abdominal computed tomography”, Invest Radiol, 43(3), pp. 170-178.

Phụ lục 1. MẪU THU SỐ LIỆU

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN CHỤP TẠI KHOA LÂM SÀNG Ngày tiêm thuốc:__________Tên thuốc: ____________ Thể tích: ____________

I.THÔNG TIN BỆNH NHÂN

1.Họ tên: ________________ 2.Tuổi:____ 3. Giới:  Nam  Nữ Mã BA: ______________ Khoa: ______________ 5. Chẩn đoán:  Suy thận

 Đái tháo đường

 Đặt bóng đối xung động mạch chủ

 Nhồi máu cơ tim mới (<24h)  Hạ huyết áp kéo dài

 Suy tim  Dung tích hồng cầu thấp  Trên 70 tuổi  Mất nước  Suy tim (NYHA mức độ 3-4) và LVEF thấp II.CHỈ SỐ CREATININ Ngày Creatinin

III.THÔNG TIN VỀ CÁC THUỐC ĐANG SỬ DỤNG

STT Tên thuốc Đường

dùng Liều dùng 1 lần Số lần dùng trong ngày Ngày bắt đầu Ngày kết thúc

Ngày tiêm: thuốc: STT Họ và tên Tuổi 1.Nam Giới

2.Nữ Mã bệnh án Khoa Thể tích Creatinin Chẩn đoán Thuốc dùng kèm 1 2 3 4 5 6 7 8

1. Suy thận 2. ĐTĐ 3. Nhồi máu cơ tim mới (<24h)

Phụ lục 2. DANH MỤC THUỐC ĐỘC THẬN DÙNG KÈM STT Tên thuốc Đơn vị STT Tên thuốc Đơn vị 1 Ibucofort 200 mg/ 185 mg viên 37 Kupunistin 10mg/10ml lọ

2 Arcoxia 120mg viên 38 Macfec 7,5 mg viên

3 Arcoxia 60mg viên 39 Meglucon Tab 1000mg viên

4 Arcoxia 90mg viên 40 Melorich 7,5mg viên

5 Biraxan 400mg viên 41 Meloxicam 15mg/1,5ml ống

6 Brexin 20mg viên 42 Meloxicam 7,5mg viên

7 Brufen 100mg/5ml 60ml chai 43 Meloxicam GSK 15mg viên

8 Brulamycin 80mg ống 44 Metformin 500mg viên

9 Cataflam 50mg viên 45 Metformin Savi 500 viên

10 Celebrex 200mg viên 46 Metformin Stada 500mg viên 11 Cisplatin Ebewe 50mg/50ml chai 47 Metformin Stada 850mg viên

12 Dicloberl 50 viên 48 Mibelcam 15mg/1,5ml ống

13 Diclofenac 75mg/3ml ống 49 Mobic 15mg/1,5ml ống 14 Diclofenac galien 100mg viên 50 Mobic 7,5mg viên

15 E-cox 90 viên 51 Panfor SR-500 viên

16 Felden 20mg ống 52 Panfor SR 500mg viên

17 Feldene Dispensible 20mg viên 53 Panfor SR-1000 viên 18 Fenidel 20mg/ml ống 54 Perglim M-1 1mg/ 500mg viên 19 Galvus Met 50mg/1000mg viên 55 Perglim M-2 2mg/500mg viên 20 Galvus Met 50mg/850mg viên 56 Piroxicam 20mg viên

21 Gentamycin 40mg ống 57 Sandimmun 50mg/ml lọ

22 Gentamycin 80mg ống 58 Sandimmun Neoral

100mg viên

23 Glucofast 850 viên 59

Sandimmun Neoral

25mg viên

25 Glucophage XR 750mg viên 61 Selemycin 500mg/2ml lọ 26 Glucovance 500mg/2.5 mg viên 62 Sionara-200 viên 27 Glucovance 500mg/5mg viên 63 Solmiran 500mg/100ml viên

28 Gludipha 500 viên 64 Thetocin 80mg/2ml ống

29 Hotemin 20mg/1ml ống 65 Vinbrex 80mg/2ml ống

30 Ibucofort 200mg/185mg viên 66 Vinocam 20mg lọ

31 Indform 500mg viên 67 Vinphacine 500mg lọ

32 Janumet 50mg/ 850mg viên 68 Voltaren 25 25mg viên 33 Janumet 50mg/1000mg viên 69 Voltaren 50mg viên 34 Janumet 50mg/500mg viên 70 Voltaren 75mg/3ml ống 35 Komboglyze XR 5mg/1000mg viên 71 Voltaren SR 75mg viên

36 Komboglyze XR 5mg/500mg viên 72

Voltaren Suppository

Phụ lục 3. DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Họ và tên Mã bệnh án Khoa Tuổi

Nguyen Văn H 150207667 c1 66 Hoàng Xuân A 150207063 c8 49 Vũ Kim L 141602211 c4 89 La Văn N 150207079 c8 55 Phan Anh H 150207089 c1 69 Lê Văn C 151100146 c8 90 Đỗ Tiến M 150205743 c3 60 Vũ Văn C 151600337 c1 57 Nguyễn thị Đ 150206832 c1 84 Bui Thi T 151600339 c7 74 Nguyễn Thanh S 150207311 c7 68 Trần Văn T 150006228 c8 52 Đỗ Văn T 141602294 c9 57 Nguyễn Thanh T 150206881 c9 74 Bùi Thị P 150008233 c7 75 Phạm Hồng S 150207661 c3 80 Nguyễn Văn H 151600144 c4 53 Phạm Ngọc L 140413695 tiết niệu 35 Ngô Văn N 150208950 c3 88 Nguyễn Thị T 150301778 ngoại 58 Lê Viết C 151600318 c1 74 Nguyễn Thị M 151600155 c3 75 Nguyễn Xuân T 151600446 c1 61 Nguyễn Văn B 150205855 c4 62 Vũ Văn R 150008633 hô hấp 85 Vũ thị T 150201764 c7 80 Hầu Thị N 140904141 thần kinh 47 Phạm Quang Đ 150202869 c1 77

Lê thảo N 150009272 hô hấp 50

Vũ Đức Q 150207316 c3 96

Đỗ Văn C 150005357 cơ xương khớp 73

Đặng Hữu Q 150203124 c6 52

Lê Thị K 150203698 c1 66

Phạm Văn A 151600224 c1 72

Trần Thị L 150207193 c7 83

Chu Thị Thanh T 150200202 truyền nhiễm 71

Nghiêm Văn T 150206749 thần kinh 52

Trần Hữu T 140232277 hô hấp 48

Họ và tên Mã bệnh án Khoa Tuổi

Nguyễn Hàn T 150200799 c3 75

Phạm Văn T 151600428 c4 57

Hoàng Đăng K 150207165 c7 84

Nguyễn Quốc H 150205261 thần kinh 58 Nguyễn thị Đ 150201987 c9 84 Trịnh Xuân Đ 150201534 c1 67

Một phần của tài liệu Khảo sát biến cố bất lợi trên thận liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)