Đặc điểm của biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân dùng thuốc cản

Một phần của tài liệu Khảo sát biến cố bất lợi trên thận liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 30)

tử, dạng không ion hóa (gồm các biệt dược: Xenetic 300, Ultravist 300, Omnipaque 300, Iopamiro 300) và LOCM trùng hợp, dạng ion hóa (biệt dược là Hexabrix 320). Trong đó, LOCM trùng hợp, dạng ion hóa được dùng cho 29,3% bệnh nhân và LOCM đơn phân tử, dạng không ion hóa được dùng cho 70,7% bệnh nhân.

- Số lượt dùng CM chứa Iod đường động mạch cũng như sử dụng kỹ thuật chụp ĐMV và/ hoặc can thiệp là 326 (56,9%), trong khi đường tĩnh mạch cũng như chụp CT là 247 (43,1%).

- Thể tích CM chứa Iod được sử dụng chủ yếu ở mức ≤ 100 ml (73,5%), sau đó đến 101 – 200 ml (20,2%) và cuối cùng được sử dụng ít nhất ở mức > 200 ml (6,3%).

3.2. Đặc điểm của biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân dùng thuốc cản quang chứa Iod quang chứa Iod

- Biến cố bất lợi trên thận ở bệnh nhân dùng CM chứa Iod được định nghĩa là sự tăng nồng độ creatinin huyết thanh sau khi dùng CM chứa Iod ≥ 25% hoặc 0,5 mg/dl (44 µmol/l) so với trước khi dùng CM chứa Iod.

Có nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ sử dụng một tiêu chuẩn và có nghiên cứu thì dùng cả hai tiêu chuẩn. Chúng tôi tiến hành đánh giá dựa trên cả hai tiêu chuẩn, cho kết quả được biểu diễn ở hình 3.3.

Hình 3.3 Tỷ lệ gặp biến cố bất lợi trên thận sau khi dùng CM chứa Iod

Nếu đánh giá theo tiêu chuẩn là SCr sau khi dùng CM chứa Iod tăng ≥ 44 µmol/l so với trước khi dùng thì có 44 (7,7%) bệnh nhân gặpbiến cố bất lợi trên thận, trong khi đó nếu đánh giá theo tiêu chuẩn là sau khi dùng CM chứa Iod SCr tăng ≥ 25% so với trước khi dùng thì có 81 (14,1%) bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận. Nếu đánh giá theo cả 2 tiêu chuẩn, tức là SCr sau khi dùng thuốc CM chứa Iod tăng ≥ 44 µmol/l hoặc ≥ 25% so với trước dùng thì có 83 (14,5%) bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận.

Trong 83 bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận thì số lượng bệnh nhân có creatinin tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 sau khi tiêm thuốc cản quang chiếm đa số (ngày thứ nhất có 11 bệnh nhân, ngày thứ 2 có 13 bệnh nhân, ngày thứ 3 có 11 bệnh nhân, ngày thứ 4 có 12 bệnh nhân và ngày thứ 5 có 8 bệnh nhân), số lượng bệnh nhân có creatinin tăng sau ngày thứ 5 đến ngày thứ 16 chiếm tỷ lệ thấp.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tăng SCr ≥ 44 µmol/l Tăng SCr ≥ 25% Tăng SCr ≥ 25% hoặc > 44 µmol/l Không biến cốbất lợi trên thận Biến cốbất lợi trên thận 7,7% 14,1% 92,3% 85,9% 85,5% 14,5%

Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn thời điểm tăng SCr của các bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận

Trong 83 bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận, có 56 (67,5%) bệnh nhân có SCr trở về giá trị bình thường sau 3 - 12 ngày kể từ khi sử dụng CM chứa Iod, trừ 20 (24,1%) bệnh nhân không được tiếp tục theo dõi chỉ số SCr kể từ sau khi SCr đạt max. Có 7 (8,4%) bệnh nhân phải lọc máu, trong đó có 4 bệnh nhân có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m2 trước đó. Đặc điểm của các bệnh nhân cần lọc máu được mô tả trong bảng 3.3.

Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh nhân cần lọc máu sau khi gặp biến cố bất lợi trên thận có liên quan đến sử dụng CM chứa Iod

Đặc điểm Bệnh nhân cần lọc máu (n = 7)

SCr trung bình trước khi dùng CM chứa Iod 150,1 ± 80,3 µmol/l eGFR trung bình trước khi dùng CM chứa

Iod

62,6 ± 46,0 ml/phút/1,73 m2

Mức tăng SCr 245,4 ± 104,4 µmol/l

Thời điểm tăng SCr kể từ ngày dùng CM chứa Iod

Đặc điểm của các bệnh nhân gặpbiến cố bất lợi trên thận được trình bày ở bảng 3.4 và bảng 3.5:

+ Ở nhóm bệnh nhân gặpbiến cố bất lợi trên thận, chủ yếu là bệnh nhân nam (chiếm 69,9%), tuổi ≤ 70 (chiếm 59,0%). Tương tự với nhóm bệnh nhân không gặp biến cố bất lợi trên thận, chủ yếu là bệnh nhân nam (chiếm 64,9%), tuổi ≤ 70 (chiếm 70,4%).

+ Ở nhóm bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận, có 34,9% bệnh nhân có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m2 trước khi dùng CM chứa Iod, 37,3% bệnh nhân mắc kèm các bệnh ngoài thận có khả năng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của biến cố bất lợi trên thận, trong đó có 20,5% bệnh nhân mắc ĐTĐ, 15,7% bệnh nhân bị suy tim và 7,2% bệnh nhân có NMCT cấp dưới 24 h. Ở nhóm bệnh nhân không gặp biến cố bất lợi trên thận, có 26,3% bệnh nhân có eGFR < 60 ml/phút/1,73 m2 trước khi dùng CM chứa Iod và 24,3% bệnh nhân mắc kèm các bệnh ngoài thận có khả năng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của biến cố bất lợi trên thận, trong đó có 13,1% bệnh nhân mắc ĐTĐ, 10,0% bệnh nhân bị suy tim và 3,1% bệnh nhân có NMCT cấp dưới 24h.

+ Ở nhóm bệnh nhân gặp biến cố bất lợi trên thận, LOCM dạng đơn phân tử, không ion hóa được sử dụng nhiều hơn (66,3%), chủ yếu là sử dụng đường tiêm động mạch (chiếm 59,0%) và thường dùng với thể tích ≤ 100 ml (69,9%). Điều này cũng tương tự như ở nhóm bệnh nhân không gặp biến cố bất lợi trên thận.

- Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát tỷ lệ bệnh nhân mắc biến cố bất lợi trên thận trong vòng 72h sau khi dùng CM chứa Iod với định nghĩa là sự tăng nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 44 µmol/l hoặc ≥ 25% trong vòng 72 h kể từ khi dùng CM chứa Iod so với ban đầu, kết quả cho thấy có 20 (3,5%) bệnh nhân tăng SCr ≥ 44 µmol/l, 35 (6,1%) bệnh nhân tăng SCr ≥ 25% và 35 (6,1%) bệnh nhân tăng SCr ≥ 44 µmol/l hoặc ≥ 25%.

Một phần của tài liệu Khảo sát biến cố bất lợi trên thận liên quan đến thuốc cản quang chứa iod tại bệnh viện bạch mai (Trang 30)