Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 53)

 Giải pháp về quy hoạch và quản lý

- Tại đầm Nại chưa có luật rõ ràng quy định cơ quan chức năng nào được phép xử phạt, mức xử phạt bao nhiêu, do cơ quan nào chủ quán, tôi đề nghị duy trì và tăng cường tính hiệu lực của các thiết chế quản lý, tăng cường thực thi luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năng lực của các cơ quan nghiên cứu, quản lý có hiệu quả môi trường đầm Nại.

- Với tình hình khai thác cạn kiệt, không trừ cá lớn, cá nhỏ, cần có những quy định về mùa vụ khai thác, kích thước mắt lưới, kích cỡ loài và khu vực khai thác cụ thể. Nghiêm cấm khai thác vào mùa sinh sản, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; quy định này sẽ giúp các loài này phục hồi, đảm bảo sự cân bằng cho hệ sinh thái để khai thác và phát triển bền vững.

+ .Mỗi loại ngư cụ chỉ nên khai thác một quần thể của các loài có cỡ gần như nhau, ở những vùng nước nhất định. Đặc biệt, hiện nay tại đầm Nại, lồng bẫy bát quái được đặt ở đáy đầm là công cụ đánh bắt triệt để tất cả các loài thủy sản từ kích thước nhỏ đến lớn nhưng công cụ này chưa được đưa vào danh sách các công cụ đánh bắt hủy diệt. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm đưa vào danh sách này để ngư dân không sử dụng trong khai thác thủy sản.

- Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện, ngư cụ đánh bắt lạc hậu, mang tính hủy diệt (kích điện, chất độc, chất nổ,…). Việc sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt này vẫn diễn ra trái phép trong đầm Nại. Kết quả đánh bắt không mang hiệu quả cao nhưng lại làm chết nhiều trứng cá – cá con. Chính quyền

50

ngoài việc đưa ra luật cũng cần giải thích nguyên nhân cấm sử dụng phương pháp này để ngư dân hiểu và thực hiện theo luật định.

- Trong quá trình nghiên cứu tại thực địa, các nhà nghiên cứu cũng xác định có một khối san hô cổ đã chết là nơi trú ẩn của cá mú con. Trước kia, ngư dân thường xuyên bắt được cá mú con đem về nuôi thương phẩm bởi đây là loài có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nhiều người dân lại đào khối san hô cổ này lên để nung vôi xây nhà khiến đàn cá mú con mất nơi trú ẩn. hậu quả là tần suất bắt được cá mú con giảm xuống rõ rệt. Cần có sự can thiệp ngay của chính quyền nhằm ngăn chặn hành động này.

- Đối với người làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần có chế độ ưu đãi hơn nữa để bảo vệ nguồn lợi đạt hiệu quá. Theo ông Trần Thanh Hùng- đội trưởng đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở thôn Hòn Thiên cho biết trước kia 5 xã xung quanh đầm đều có tổ bảo vệ nguồn lợi nhưng bây giờ chỉ còn một tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở thôn Hòn Thiên còn hoạt động. Muốn bảo vệ nguồn lợi đạt kết quả cao hơn nữa cần xây dựng lại các tổ bảo vệ nguồn lợi trước đây.

 Giải pháp về bảo tồn:

- Trồng, phục hồi các sinh cảnh tự nhiên trong đầm: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Với tình hình số cơn bão đổ bộ vào Ninh Thuận khá nhiều, chúng tôi đề xuất giải pháp trồng rừng cây đước – là cây có bộ rễ khỏe bám chặt vào đáy đầm, chống chịu được với gió bão. Giải pháp này đã và đang được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Hải Phòng). Hạt được thu từ rừng ngập mặn chưa bị tàn phá sau 2 tháng tỷ lệ cây con sống sót cao (gần đạt 100%) đã bắt đầu bén rễ, ra lá.

- Thả bổ sung nguồn giống cá, tôm để khôi phục nguồn lợi trên đầm. Loài Ngán trước kia vốn có ở đầm Nại – hiện nay không thấy xuất hiện – được nhóm nghiên cứu của Đề tài KC08/11-15 thả xuống với số lượng ban đầu là 100 con, sau 6 tháng kiểm tra kết quả.

51

- Cần đầu tư nạo vét lòng đầm và kênh dẫn nước vào đầm để nước trong đầm được lưu thông, từ đó, cá , tôm di cư vào trong đầm.

 Giải pháp về khoa học kỹ thuật: phổ biến các đối tượng và mô hình nuôi thủy sản thân thiện với môi trường để giảm sức ép khai thác nguồn lợi.

- Huỳnh Quang Năng (2005) đã đưa ra mô hình dùng rong câu xử lý nước thải trong nuôi tôm ở khu vực Nam trung bộ rất có hiệu quả. 2 loài rong được

dùng để xử lý môi trường là Glacillaria tenuistipitata, Glacillaria bailinea.

- Nuôi Vẹm xanh, Hàu, Sò có thể cải thiện môi trường và tăng thu nhập người dân.

- Sự phát hiện loài cá Đối mục Mugil cephalus là gợi ý mới cho mô hình nuôi

kết hợp tôm – cá Đối mục, đây là mô hình đã được áp dụng ở một số tỉnh miền Nam như Sóc Trăng, Bạc Liêu. Loài cá Đối mục với ưu điểm ăn mùn bã và thực vật, lớn nhanh vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ đầm nuôi tôm, vừa đem lại thêm nguồn lợi kinh tế.

 Giải pháp về nâng cao kiến thức cộng đồng:

- Đưa người dân vào các hoạt động quản lý, tạo sinh kế bền vững, giảm sức ép khai thác.

- Tổ chức các lớp tập huấn đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi cho các ngư dân, hình thức tuyên truyền cần đa dạng phong phú, ngôn từ đơn giản dễ hiểu

- Nâng cao kiến thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đầm Nại, tránh xả rác thải sinh hoạt trực tiếp xuống đầm. Cần phân loại và thu gom rác để xử lý.

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Khu hệ cá đầm Nại khá đa dạng về thành phần, đã xác định được 126 loài cá thuộc 96 giống 54 họ, 14 bộ phân bố trong phạm vi đầm Nại. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes) chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các bậc phân loại. Trung bình mỗi bộ có 3,86 họ; 6,86 giống; 9 loài. Mỗi họ trung bình có 1,78 giống; 2,33 loài. Lần đầu tiên phát hiện có sự xuất của cá Đối mục

(Mugil cephalus) ở vùng nhiệt đới, mở rộng dữ liệu về phạm vi phân bố

của loài này.

2. Trong tổng số 126 loài đã xác định được có 121 loài có giá trị thực phẩm, 2 loài có giá trị dược liệu, quý hiếm. Đối chiếu với Danh lục đỏ IUCN (2014), đầm Nại có tới 32 loài cá ở các cấp đe dọa khác nhau. 3. Quần xã cá đầm Nại được phân chia thành các nhóm sinh thái: cá ăn nổi

(Pelagic), cá tầng đáy(Demersal), cá rạn san hô/rạn đá(Coral reef/rocky associated). Trong đó nhóm cá tầng đáy chiếm ưu thế với 90 loài trên tổng số 126 loài.

4. Sản lượng khai thác cá đầm Nại năm 2013 đạt 134,01tấn; trong vòng 10 năm 2004 – 2013, đã có dấu hiệu của sự sụt giảm về sản lượng khai thác 32,65%. Một số đe dọa tới nguồn lợi cá đầm Nại bao gồm: ô nhiễm môi trường, diện tích đầm bị thu hẹp, chặt phá rừng ngập mặn và sức ép về dân số.

5. Đề phục hồi và sử dụng bền vững nguồn lợi cần thực hiện các giải pháp mang tính tổng hợp bao gồm: giải pháp về quy hoạch và quản lý, giải pháp về bảo tồn, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về nâng cao kiến thức cộng đồng.

53 KIẾN NGHỊ

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về:

1. Các bãi đẻ, bãi ương nuôi giống cá trong phạm vi đầm Nại nhằm làm sáng tỏ vai trò của đầm Nại trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản của vùng nước ven bờ tỉnh Ninh Thuận.

2. Nghiên cứu mã vạch di truyền DNA barcoding của một số loài cá có giá trị kinh tế, sinh thái trong đầm Nại làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn gien lâu dài và thuận lợi cho công tác nghiên cứu, trao đổi Quốc tế.

3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản một số loài cá có giá trị kinh tế trong đầm phá (cá dìa, cá đối) nhằm bổ sung nguồn giống cho các hộ ngư dân hiện đang thử nghiệm mô hình nuôi sinh thái giữa cá – tôm – rong…nhằm giảm sức ép của các hoạt động khai thác tự nhiên tới nguồn lợi cá đầm Nại.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Khoa học và Công nghệ , Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam. Phần I. Động vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,

Hà Nội, trang 21 – 27.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(2007),Danh lục Đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà

Nội.

3. Nguyễn Chính, Đỗ Chính Hưng (1981) “Kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản đầm Thị Nại, Nghĩa Bình phục vụ nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản”, Tập san KHKT Hải Sản Trường Đại học Hải sản, (số 4/1981),

trang 28 – 29.

4. Nguyễn Hữu Cử, Ma Văn Lạc (1996) “Trùng lỗ trong trầm tích mặt đáy hệ

đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”,Tài nguyên và Môi trường, tập III, trang 177

– 184, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Cử (1999), “Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên và môi

trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam”, Tài nguyên và môi trường biển, tập IV , tr.126-142. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Vũ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh

(2002), “Tác động của con người tới môi trường địa chất hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)”,Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển, tập I, trang 103 – 120, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Cử (2005),“Tổng quan môi trường đầm phá ven bờ miền Trung

Việt Nam”,Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài đầm phá 14EE5. Lưu tại viện Tài

nguyên và Môi trường Biển.

8. Nguyễn Hữu Cử và nnk (2006), “Nghiên cứu động thái môi trường đầm phá

ven bờ miền Trung Việt nam làm cơ sở lựa chọn phương án quản lý”, Báo cáo đề tài Hợp tác Việt Nam – Italia, Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi

55

9. Nguyễn Hữu Cử và nnk (2010), “Đánh giá chất lượng môi trường, lịch sử và xu thế một số thủy vực quan trọng làm cơ sở quản lý: Các đầm phá ven bờ

miền Trung và một số hồ có liên quan”, Báo cáo tổng kết 12EE6, Lưu trữ tại

Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng.

10. Nguyễn Đức Cự (1996),“Dinh dưỡng trong trầm tích đầm phá Tam Giang –

Cầu Hai”,Tài nguyên và Môi trường, tập III, trang 154-162.

11. Trần Định, Nguyễn Nhật Thi (1985), Danh mục cá biển Việt Nam, Tuyển tập

công trình nghiên cứu khoa học biển, Viện Nghiên cứu Biển, Hải Phòng, tr. 19 - 45.

12. Trần Thị Thu Hà (2005). Điều tra khảo sát và nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn lợi vùng Cồn Chim – đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định, Báo cáo đề tài khoa học, Sở Thủy sản, Bình Định.

13. Nguyễn Xuân Hòa,Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Nhật Như Thủy (2013), “Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực

đầm Thủy Triều tỉnh Khánh Hòa”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật. Viện

Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

14. Nguyễn Chu Hồi, Lăng Văn Kẻng, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử và nnk

(1995), Nghiên cứu sử dụng hợp lý một số hệ sinh thái tiêu biểu vùng biển ven bờ Việt Nam – Phần hệ sinh thái đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam.

Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KT. 03 – 11. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

15. Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Nam, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Miên và nnk (1996),

Nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang. Báo cáo

khoa học đề tài KT.ĐL.95.09. Lưu trữ tại Viện TN&MT Biển.

16. Nguyễn Chu Hồi, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Thùy Anh, Katie Jacob (IUCN

Việt Nam) và nnk (2013), Kỷ yếu Hội thảo Áp dụng Quy hoạch Không gian biển và Vùng bờ ở Việt Nam – Cách tiếp cận Quản lý dựa vào hệ sinh thái.

56

17. Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Đắc Vệ, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương, Phạm Văn Chiến (2014), “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng cấu trúc và khả năng

hấp thụ carbon của rừng ngập mặn khu vực đầm Nại, Ninh Thuận”Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền vững lần thứ hai. Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ,trang 97-106.

18. Nguyễn Khắc Hường (1993),Cá biển Việt Nam. NXB Khoa học kĩ thuật, Hà

Nội.

19. Nguyễn Văn Lân (1991), Quy hoạch tổng thể vùng đầm Thị Nại (Quy Nhơn – Bình Định). Tuyển tập các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học – công nghệ -

môi trường 1991 – 2000, trang 12 – 23.

20. Nguyễn Ngọc Lâm (2006), Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra. Đề tài KC 09-19.

Viện Hải dương học. Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.

21. Nguyễn Thị Phi Loan (2008),“Thành phần loài cá ở đầm Ô Loan tỉnh Phú

Yên”Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 49, trang 65-74.

22. Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Tác An, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ, Trần Văn Lang và Nguyễn Thị Liên (2004),“Nguồn lợi cá và khả năng khai

thác ở đầm Đề Gi tỉnh Bình Định”,Tuyển tập nghiên cứu biển, tập XIV, trang

119 – 128.

23. Cao Văn Lương, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Đức Thế, Nguyễn Văn Quân (2014), “Thành phần loài và phân bố cỏ biển tại đầm Nại – Ninh

Thuận”Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền vững lần thứ hai, , Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, trang

131-138 .

24. Phan Văn Mạch (2005), “Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường vùng

đầm Nại – tỉnh Ninh Thuận”, Báo cáo đánh giá tác động môi trường đầm Nại và đề xuất các biện pháp xử lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

57

25. Nguyễn Đình Mão (1996),Vài nét về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi cá ở các đầm Thị Nại, Ô Loan và Nha Phu thuộc vùng biển Trung Trung Bộ. Tuyển

tập nghiên cứu biển, tập VII, trang 131 – 146, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

26. Nguyễn Đình Mão (1998),Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi,

Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Hải dương học, Nha Trang, Sở Khoa học – Công nghệ Ninh Thuận.

27. Nguyễn Trọng Nho (1994), “Đặc trưng hệ sinh thái các đầm phá ven biển

miền Trung”, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Chuyên khảo biển Việt Nam. Tập IV: 421-475.

28. Võ Văn Phú (1991), Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuyển tập báo cáo khoa học. Hội nghị

toàn quốc về biển lần thứ III, trang 212 – 216.

29. Võ Văn Phú (2001),Nghiên cứu những ảnh hưởng việc mở các cửa biển sau lũ đến sinh thái và tài nguyên sinh vật ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: 92 – 138.

30. Võ Văn Phú (2005),Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang – Cầu hai, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về đầm phá

Thừa Thiên Huế, tr 379-397.

31. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi (1993-1997), Danh mục cá biển Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội, trang 1-450.

32. Trần Văn Phước (2011), Hiện trạng nguồn lợi thủy sản khai thác bằng nò sáo tại thôn Tân Đảo – đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cấp trường

Đại học Nha Trang (2009-2010).

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)