Cấu trúc dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 38)

Để xác định cấu trúc dinh dưỡng hệ cá đầm Nại, tôi thực hiện tra cứu bậc dinh dưỡng dựa vào kết quả đã được tổng hợp trên phần mềm Fishbase. Trên thực tế, để xác định bậc dinh dưỡng của một loài, người ta sử dụng 2 phương pháp truyền thống và hiện đại song song với nhau.

Theo phương pháp truyền thống, ngay khi cá được đánh bắt lên, các nhà khoa học thực hiện mổ dạ dày cá lấy phần thức ăn chưa được tiêu hóa trong dạ dày, đem phân tích xem loài cá đó ăn thực vật hay động vật;nếu loài đó ăn động vật, các nhà khoa học lại tiếp tục xác định động vật đó là bậc 1 – ăn thực vật hay bậc 2 – ăn động vật. Tính trung bình kết quả nhiều lần phân tích từ nhiều nơi khác nhau, đưa ra được kết luận về bậc dinh dưỡng của loài.

Phương pháp hiện đại hiện nay được sử dụng là phương pháp đồng vị bền. Phương pháp này đưa đồng vị bền vào đầu chuỗi thức ăn và xác định sự xuất hiện của đồng vị bền trong các loài động vật có trong cùng hệ sinh thái đó. Từ phương pháp này, có thể xác định bậc dinh dưỡng và các mắt xích của chuỗi thức ăn rất rõ ràng, vị trí của từng mắt xích. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều chi phí để thực hiện.

Loài cá không tra được bậc dinh dưỡng trong fishbase, tôi dựa vào các loài trong cùng giống để xác định chúng ăn động vật, thực vật hay mùn bã và một phần dựa vào tài liệu FAO (2014).

35

Tổng hợp kết quả từ bảng tra thu được ( Phụ lục 1) khu hệ cá đầm Nại được phân chia thành các nhóm dinh dưỡng như sau (hình 7):

+ Nhóm cá ăn động vật (bậc dinh dưỡng từ 2,8 đến 4,6): có 107 loài, chiếm tỷ lệ 84,92% so với tổng số loài

+ Nhóm ăn thực vật và mùn bã hữu cơ (bậc dinh dưỡng 2,0 và 2,1): có 12 loài, chiếm tỷ lệ 9,52 % so với tổng số loài

+ Nhóm ăn tạp (bậc dinh dưỡng từ 2,2 đến 2,7): có 7 loài, chiếm tỷ lệ 5,56 % so với tổng số loài

Hình 7. Phân bố số lượng loài theo bậc dinh dưỡng

Qua hình 7 cho thấy, nhóm cá ăn động vật (cá dữ) chiếm ưu thế so với các nhóm còn lại trong khu hệ và là đặc trưng của khu hệ cá nhiệt đới. Trong số này có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Điều này cho thấy quần xã cá đầm Nại vẫn được duy trì về mặt cấu trúc giữa các nhóm dinh dưỡng. Tuy nhiên cần có những giải pháp nhằm duy trì ổn định và phát triển để đảm bảo tính bền vững của khu hệ nói riêng cũng như của hệ sinh thái đầm Nại nói chung.

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)