Các loài cá kinh tế, quý hiếm

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 39)

Cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, là nguồn cung cấp protein với nhiều loại axit amin cần thiết cho con người. Có thể thấy rõ cá kinh tế là loài vừa có sản lượng cao vừa có chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng phục vụ cho nhiều lợi ích của con người, trước tiên là làm thực phẩm và làm cảnh. Cá có giá trị kinh tế thường đạt được một trong những yêu cầu cơ bản như sau:

- Được xếp vào nhóm cá thực phẩm 12 7 107 0 20 40 60 80 100 120 Nhóm cá ăn thực vật+mùn bã Nhóm cá ăn tạp Nhóm cá ăn động vật B ậ c d in h d ư ỡ n g Số lượng loài

36

- Được xếp vào nhóm có có giá trị làm dược liệu hoặc làm cảnh - Được người dân ưa chuộng, sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày - Có chất lượng thịt ngọn

- Có sinh khối lớn, dễ khai thác, sản lượng cao - Có thể nuôi rộng rãi

- Có khả năng phân bố rộng

Kết quả phân tích thành phần loài cá đầm Nại, trong tổng số 126 loài thuộc 54 họ cá, ngoại trừ 3 loài thuộc bộ cá Nóc Tetraodontiformes và 2 loài

Syngnathoides biaculeatus (Bloch, 1785) và Hippocampus histrix Kaup, 1856 thuộc

bộ cá Gai Gasterosteiformes có giá trị làm dược liệu, 121 loài thuộc 49 họ còn lại đều có giá trị làm thực phẩm. Trong số 49 họ cá này, nhiều họ mang lại giá trị kinh tế cao, được người dân đưa vào nuôi thương phẩm như cá Dìa (họ Siganidae), cá

Mú (họ Serranidae), cá Rô phi (họ Cichlidae) và cá Nâu Scatophagus argus

(Linnaeus, 1766). Hầu hết các loài cá kinh tế ở đầm Nại đều thuộc nhóm cá sống tầng nước gần đáy và nhóm cá sống trôi nổi. Mang đặc tính chung của các loài cá thích nghi với đời sống vùng ven biển nhiệt đới, thường có kích thước nhỏ, tuổi thọ trung bình thấp và khả năng tái sinh trong quần thể cao.

Đối chiếu với Sách đỏ Việt Nam(2007) vàDanh lục đỏ IUCN (2014), đầm Nại có nhiều loài cá kinh tế, quý hiếm (bảng 11):

Bảng 11. Các loài cá có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở đầm Nại

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Sách đỏ

Việt Nam, 2007

Danh lục đỏ IUCN,

2014 1 Elops saurus Linnaeus, 1766 Cá Cháo biển VU C1 LC 2

Megalops cyprinoides (Broussonet,

1782) Cá Cháo lớn VU A1d C1 DD 3 Anodontostoma chacunda (Hamilton, 1822) Cá Mòi không răng VU A1d C1 4

Tenualosa toli (Valenciennes,

37 5

Tenualosa reevesii (Richardson,

1846) Cá Cháy thường

EN A1d B2a,b,c

6 Chanos chanos (Forsskål, 1775) Cá Măng sữa VU A2d DD

7 Arius arius (Hamilton, 1822) Cá Úc LC

8 Chelon macrolepis (Smith, 1846) Cá Đối vảy to LC 9 Mugil cephalus Linnaeus, 1758 Cá Đối mục LC 10

Syngnathoides biaculeatus (Bloch,

1785) Cá Hải long DD

11

Scorpaenopsis ramaraoi

Randall & Eschmeyer, 2001 Cá Mù làn LC 12

Platycephalus indicus (Linnaeus,

1758) Cá Chai Ấn Độ DD

13 Cociella punctata (Cuvier, 1829) Cá Chai chấm LC 14 Epinephelus amblycephalus (Bleeker, 1857) Cá Mú chấm vạch DD 15 E. coioides (Hamilton, 1822) Cá Song chấm cam NT

16 L. equulus (Forsskål, 1775) Cá Liệt lớn LC 17 Gazza minuta (Bloch, 1795) Cá Liệt đồng tiền LC 18 G. Filamentosus (Cuvier, 1829) Cá Móm gai dài LC 19

Pomadasys maculatum (Bloch,

1793) Cá Sạo chấm LC

20

Boesemania microlepis (Bleeker,

1858) Cá Sửu NT

21 Terapon theraps(Cuvier, 1829) Cá Căng vẩy to LC

22 T. jarbua (Forsskål, 1775) Cá Căng cát LC

23

Oreochromis mossambicus (Peters,

1852) Cá Rô Châu Phi NT

24

Halichoeres bicolor (Bloch &

Schneider, 1801)

Cá Bàng chài hai

màu LC

25 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá Bống cấu LC 26

Bostrychus sinensis (Lacepède,

1801) Cá Bống bớp

CR A1a,c,d E

38 27

Glossogobius giuris (Hamilton,

1822) Cá Bống cát

LC

28

G. olivaceus (Temminck &

Schlegel, 1845)

Cá Bống chấm

gáy

LC 29 Exyrias puntang (Bleeker, 1851) Cá Bống Exy LC 30

Psammogobius biocellatus

(Valenciennes, 1837) Cá Bống trụ dài LC

31

Scatophagus argus (Linnaeus,

1766) Cá Nầu

LC 32 Platichthys stellatus (Pallas, 1788) Cá Bơn sao LC

*Chú thích: CR (Critically Endangered): rất nguy cấp; LC (Least concern): còn ít quan tâm; EN (Endangered): nguy cấp; VU (Vulnerable): sẽ nguy cấp; NT (Near threatened): gần nguy cấp; DD: dữ liệu cần bổ sung.

Theo sách Đỏ Việt Nam (2007), đầm Nại có 7 loài trong đó có loài cá Bống

bớp Bostrychus sinensis (Lacepède, 1801) đang ở trạng thái rất nguy cấp (CR), loài cá Cháy thường Tenualosa treevesii (Richardson, 1846) đang ở trạng thái nguy cấp

(EN) và 5 loài đang ở trạng thái sẽ nguy cấp (VU) Những loài này tuy ở Việt Nam không phải là quá hiếm gặp nhưng vì là loài cá kinh tế có giá trị cao nên bị khai thác tối đa dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng nguồn lợi.[1]

Đối chiếu với Danh lục đỏ IUCN (2014), đầm Nại có tới 32 loài cá trên tổng số 126 loài (~ ¼ số loài) ở các cấp độ đe dọa khác nhau. Như vậy, đầm Nại chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều nguồn gen cá kinh tế, quý hiếm. Cần khẩn trương có các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá tại đây. [2]

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)