Phương pháp thu mẫu phân tích

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 26)

Mẫu vật tiêu bản được thu tại 3 trạm thu mẫu cố định được lặp lại theo mùa, đại diện cho các vị trí khảo sát tại: cửa đầm, giữa đầm và đỉnh đầm(Hình 2). Tập trung thu mẫu từ các loại nghề: đăng đáy, lồng bẫy và lưới rê cố định (lưới ba mành). Ngoài ra còn tiến hành thu mẫu bằng lưới quây xung quanh khu vực các sinh cảnh: cỏ biển, rừng ngập mặn và khu vực phân bố của nền san hô chết. Các mẫu vật được xử lý tiêu bản tại chỗ, chụp bằng máy kỹ thuật số có độ phân giải cao, cố định trong dung dịch foocmôn 10% trước khi được chuyển về phòng thí nghiệm của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.

23

Hình 2. Sơ đồ trạm thu mẫu cá đầm Nại

Một số loài không thu được mẫu được xác định bởi phương pháp phỏng vấn trực quan với người dân địa phương thông qua các bản ảnh minh họa kèm theo. 2.3.2 Phương pháp định loại trong phòng thí nghiệm

Mẫu vật được chuyển sang dung dịch Ethanol nồng độ 70% để bảo quản lâu dài. Các mẫu cá được tiến hành định loại ở phòng thí nghiệm bằng phương pháp phân tích, so sánh hình thái ngoài, dựa trên tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước: Nguyễn Nhật Thi (1991), Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi (1993 – 1997). Việc sắp xếp các họ cá theo hệ thống tiến hóa của Nelson JS (1994). Tên tiếng Việt theo các tác giả Trần Định và Nguyễn Nhật Thi (1995),Nguyễn Văn Quân (1997), Eschmeyer W N (1998), Allen GR (2000), Nakabo T (2002), Froese R, Pauly D (eds) phiên bản online (2014).

24

Một số dấu hiệu dùng trong phân loại [35]

Các đơn vị đo lường tuân thủ theo hệ thống chuẩn đo lường quốc gia của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành. Dưới đây là một số chỉ tiêu hình thái cơ bản:

- Kích thước cơ thể: theo sơ đồ hình 2 chỉ dẫn cách đo các bộ phận của cá có vai trò quan trọng đối với công tác định loại cá. Dụng cụ đo được sử dụng có thể là thước kẹp Palmer, compa (đối với các loài có kích thước nhỏ) hoặc thước dây (đối với các loài có kích thước lớn). Đơn vị đo được tính bằng milimét (mm).

- Cân khối lượng cơ thể (P): mẫu vật được cân trực tiếp khi còn tươi ngoài thực địa và đơn vị tính bằng gam (gr).

- Các chỉ tiêu đếm bao gồm:

+ Các tia vây lưng (D), tia vây hậu môn (A), tia vây ngực (P), tia vây đuôi (C). Đếm số tia cứng và mềm riêng biệt cho mỗi loại vây. Lưu ý thống kê đầy đủ các tia vây cứng khác thường: bị ẩn ở gờ thân (cá khế) hoặc kéo dài (cá móm bạc). Đây là các đặc điểm định loại hết sức quan trọng nhưng đôi khi bị bỏ quên hoặc bị mất do quá trình đánh bắt hoặc vận chuyển mẫu vật.

+ Số vảy đường bên: được xác định là các vẩy nằm ở hai hàng vảy bên thân có lỗ của cơ quan đường bên xuyên qua.

+ Số hàng vảy trên đường bên: là số vảy được tính từ khởi điểm vây lưng đến khi gặp hàng vảy ở đường bên.

+ Số hàng vảy dưới đường bên: là số vảy được tính từ khởi điểm vây bụng đến khi gặp hàng vảy ở đường bên.

+ Số vảy trước vây lưng: là số vảy được tính từ khởi điểm vây lưng về phía đầu cá cho đến khi không còn gặp vảy.

+ Số lược mang ở cung mang thứ nhất: là số lược mang được đếm ở mặt phải của cung mang I.

+ Các đặc điểm nhận dạng đặc biệt khác: số lượng chấm đen ở một số bộ phận của cơ thể (đuôi, thân, vây lưng…), số lượng vạch ngang, dọc trên cơ thể, số lượng râu, gai nắp mang…

25

Hình 3. Các đặc điểm hình thái thông thường

(theo FAO, 1981; Nguyễn Phong Hải và Stefano Carboni, 2008)

Hình 4. Các số đo hình thái thông thường

26

CÁC LOẠI VẢY THƯỜNG GẶP HÌNH DÁNG VÀ ĐỘ NHÔ MIỆNG Hình 5. Các loại vảy thông thường và hình dạng, độ nhô của miệng

(theo FAO, 1981; Nguyễn Phong Hải và Stefano Carboni, 2008) * FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội

Số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn qua tập câu hỏi, đối tượng phỏng vấn là các hộ làm nghề đánh lưới, đăng, đáy, câu, thu mua hải sản, được chọn hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nội dung điều tra phỏng vấn: tình hình hoạt động khai thác trên đầm Nại, đối tượng khai thác, mùa vụ khai thác, kích thước khai thác đối với các loài kinh tế, tình hình sản lượng, ngư cụ và phương tiện khai thác, tài chính đối với hoạt động khai thác, một số thông tin về nhận thức quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi, nuôi trồng thủy sản, các đề xuất phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Nại…

Xác định khu vực khai thác của các nghề tại đầm Nại bằng cách phỏng vấn ngư dân. Xác định thành phần loài cá và giáp xác bằng cách phỏng vấn, kết hợp với bộ sưu tập hình ảnh những loài cá thường gặp ở Việt Nam để so sánh, đối chiếu về hình thái giúp cho ta nhận biết tên loài.

27

Số liệu thứ cấp

Các thông tin có liên quan về kinh tế xã hội, các loại hình sản xuất được thu thập từ các cán bộ của 5 xã ven đầm bằng các phiếu điều tra.

Thu thập các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản và các đơn vị trực thuộc Sở, huyện Ninh Hải, các xã, thị trấn ven đầm Nại, cũng như các đơn vị có liên quan về thủy sản, nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội từ năm 2004 – 2006 cho tới nay.

Thu thập từ các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan đến đầm Nại. 2.3.4 Phương pháp xử lý thống kê

Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố để đánh giá sự khác biệt về cường lực khai thác (CPUE) qua chuỗi thời gian. Đánh giá sự khác biệt của yếu tố mùa vụ đến năng suất khai thác cá của một số đối tượng cá kinh tế quan trọng.Các số liệu được lưu trữ dưới định dạng số liệu bảng tính Excel phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu khác.

Sản lượng cá khai thác được tính theo công thức Hensen: P = a.S.s-1

Trong đó:

P: sản lượng đối tượng khai thác trong vùng nghiên cứu. a: sản lượng bình quân mẫu khai thác

S: Diện tích khu vực nghiên cứu s: Tổng diện tích các khu vực thu mẫu

28

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài cá khu vực đầm Nại

3.1.1. Thành phần loài

Trên cơ sở 250 mẫu tiêu bản thu thập vào mùa mưa (10/2013) và mùa khô (4-5/2014) đã xác định được khu hệ cá biển đầm Nại gồm 126 loài, 96 giống 54 họ, 14 bộ (Phụ lục 1).

3.1.2. Cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá đầm Nại

Trong danh sách cá đầm Nại, lần đầu tiên phát hiện có sự phân bố của cá Đối

mục (Mugil cephalus), đây là dẫn liệu mới về sự phân bố địa lý của loài này so với

kết quả nghiên cứu của Durand Jean-Do, 2013 và các tác giả khác trong nước thì cá Đối mục được xếp vào loài ôn đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam,giới hạn phân bố của loài này chỉ đến phá Tam Giang – Cầu Hai. Chính vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung về sinh học tập tính, sinh học sinh sản để nhằm sáng tỏ thêm sự mở rộng phạm vi phân bố của loài này đến các thủy vực ven bờ Nam Trung Bộ - khu vực đặc trưng bởi đới khí hậu nhiệt đới điển hình với đặc điểm chế độ nhiệt duy trì nóng quanh năm.

Với 14 bộ, 54 họ, 96 giống, 126 loài, khu hệ cá đầm Nại thể hiện tính đa dạng cao về bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài.

- Về bậc bộ: trong số 14 bộ tìm được thì bộ cá Vược (Percifomes) có 27 họ,

chiếm 50%; bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có 5 họ, chiếm 9,26%; bộ cá Chình (Anguiliformes) có 4 họ chiếm 7,41%; bộ cá Mù Làn (Scorpaeniformes) và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) có 3 họ chiếm 5,56%. Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1-2 họ.

- Về bậc họ: trong số 54 họ đã tìm được, có 96 giống thì họ cá Khế

Carangidae và họ Bống trắng (Gobiidae) chiếm số giống lớn nhất với 7 giống, chiếm 7,29%; họ cá Trích (Clupeidae),họ cá Đối (Mugillidae), họ cá Liệt Leiognathidae và họ cá Hồng Lutjanidae có 5 giống. Các họ còn lại từ 4 giống trở xuống.

- Về bậc giống: trong 96 giống đã tìm được, có 1 giống có 4 loài, 4 giống có

29

- Về bậc loài: trong số 126 loài đã thu được thì bộ cá Vược có số loài nhiều

nhất với 76 loài (61,11%). Các bộ còn lại đều dưới 10 loài: bộ cá Trích và cá Bơn có 9 loài (7,14%); bộ cá Đối có 7 loài (5,56%), bộ cá Chình và cá Mù làn có 5 loài (3,97%); bộ cá Nhói và bộ cá Nóc có 3 loài (2,38%), bộ cá Cháo biển, cá Mối, cá Gai có 2 loài, bộ cá Sữa, cá Nheo, cá Suốt có 1 loài. (Bảng 8).

Bảng 8. Số lượng và tỷ lệ % các họ, giống, loài có trong các bộ

TT Bộ Bậc họ Bậc giống Bậc loài Tên Tên Số lượng % Số lượng % Số lượng % Việt Nam Khoa học

1 Cá Cháo biển Elopiformes 2 3.7 2 2.08 2 1.59 2 Cá Chình Anguilliformes 4 7.41 5 5.21 5 3.97 3 Cá Trích Clupeiformes 2 3.7 8 8.33 9 7.14 4 Cá Sữa Gonorynchiformes 1 1.85 1 1.04 1 0.79 5 Cá Nheo Siluriformes 1 1.85 1 1.04 1 0.79 6 Cá Mối Aulopiformes 1 1.85 2 2.08 2 1.59 7 Cá Đối Mugiliformes 1 1.85 5 5.21 7 5.56 8 Cá Suốt Atheriniformes 1 1.85 1 1.04 1 0.79 9 Cá Nhói Beloniformes 2 3.7 3 3.13 3 2.38 10 Cá Gai Gasterosteiformes 1 1.85 2 2.08 2 1.59 11 Cá Mù làn Scorpaeniformes 3 5.56 5 5.21 5 3.97 12 Cá Vược Perciformes 27 50 50 52.08 76 60.32 13 Cá Bơn Pleuronectiformes 5 9.26 8 8.33 9 7.14 14 Cá Nóc Tetraodontiformes 3 5.56 3 3.13 3 2.38 Tổng 54 100 96 100 126 100

Số liệu của nghiên cứu này

Như vậy, trung bình mỗi bộ có 3,86 họ; 6,86 giống; 9 loài. Trong đó có tới 5 bộ chỉ có 1 họ với số lượng 1-2 loài. Mỗi họ trung bình có 1,78 giống; 2,33 loài.

30

Bảng 9. Số lượng giống, loài có trong các họ

TT Họ Số

giống Số loài

Số giống trong từng họ có số lượng loài tương ứng là

Tên Tiếng Việt Tên khoa học 1 loài 2 loài 3 loài 4 loài

1 Cá Cháo Elopidae 1 1 1

2 Cá Cháo biển Megalopidae 1 1 1

3 Cá Lịch biển Muraenidae 1 1 1 4 Cá Chình rắn Ophichthidae 1 1 1 5 Cá Dưa Muraenesocidae 1 1 1 6 Cá Chình biển Congridae 2 2 2 7 Cá Trổng Engraulidae 2 2 2 8 Cá Trích Clupeidae 5 3 2 9 Cá Măng Chanidae 1 1 1 10 Cá Úc Ariidae 1 1 1 11 Cá Mối Synodontidae 2 2 2 12 Cá Đối Mugillidae 4 7 2 1 1 13 Cá Suốt Atherinidae 1 1 1 14 Cá Kìm Hemiramphidae 2 2 2 15 Cá Nhói Belonidae 1 1 1

16 Cá Chìa vôi Syngnathidae 2 2 2

17 Cá Chuồn đất Dactylopteridae 1 1 1

18 Cá Mù làn Scorpaenidae 1 1 1

19 Cá Chai Platycephalidae 3 3 3

20 Cá Sơn biển Ambassidae 1 1 1

21 Cá Mú Serranidae 1 2 1 22 Cá Trác Priacanthidae 2 2 2 23 Cá Sơn Apogonidae 1 2 1 24 Cá Đục Sillaginidae 1 2 1 25 Cá Vàng Mỡ Lactariidae 1 1 1 26 Cá Ép Echeneidae 1 1 1 27 Cá Khế Carangidae 7 10 5 1 1 28 Cá Liệt Leiognathidae 5 8 2 3 29 Cá Hồng Lutjanidae 2 5 1 1

31 30 Cá Móm Gerreidae 1 3 1 31 Cá Sạo Haemulidae 3 3 3 32 Cá Lượng Nemipteridae 2 4 2 33 Cá Tráp Sparidae 2 2 2 34 Cá Nhụ Polynemidae 1 1 1 35 Cá Đù Sciaenidae 1 1 1 36 Cá Phèn Mullidae 1 3 1 37 Cá Khiên Drepaneidae 1 1 1 38 Cá Căng Terapontidae 2 3 1 1 39 Cá Dao đỏ Cepolidae 1 1 1

40 Cá Rô phi Cichlidae 1 2 1

41 Cá Bàng Chài Labridae 1 1 1 42 Cá Sao Uranoscopidae 1 1 1 43 Cá Bống đen Eleotridae 2 2 2 44 Cá Bống trắng Gobiidae 7 11 4 2 1 45 Cá Nầu Scatophagidae 1 1 1 46 Cá Dìa Siganidae 1 2 1

47 Cá Bơn hoa Paralichthyidae 2 2 2

48 Cá Bơn mắt phải Pleuronectidae 1 1 1

49 Cá Bơn vĩ Bothidae 2 2 2 50 Cá Bơn sọc Soleidae 1 1 1 51 Cá Bơn cát Cynoglossidae 2 3 1 1 52 Cá Nóc gai Balistidae 1 1 1 53 Cá Bò giấy Monacanthidae 1 1 1 54 Cá Nóc hòm Ostraciidae 1 1 1

(Số liệu của nghiên cứu này)

Đối với tính đa dạng loài ở bậc họ, từ những kết quả thống kê trong phụ lục 1 cho thấy, họ có số lượng loài nhiều nhất là họ cá Bống trắng (Gobiidae) với 11 loài, tiếp đến là họ cá Khế (Carangidae) với 10 loài, họ cá Liệt (Leognathidae) với 8 loài, họ cá Đối (Mugilidae) với 7 loài.

Như vậy, tính chất khu hệ cá đầm Nại điển hình khu hệ cá biển nhiệt đới với đặc tính có số họ nhiều nhưng số giống trong từng họ không nhiều, đặc biệt số loài trong giống thường ít với nhiều họ chỉ có một giống, một loài như đã nêu trên.

32

Hình 6. Tỷ lệ họ, giống, loài của 14 bộ cá 50.0 9.26 7.41 5.56 5.56 3.70 3.70 3.70 11.11 Tỷ lệ về bậc họ của 14 bộ cá (%) Perciformes Pleuronectiformes Anguilliformes Scorpaeniformes Tetraodontiformes Elopiformes Clupeiformes Beloniformes 5 bộ còn lại 52.08 8.33 8.33 5.21 5.21 5.21 3.13 3.13 9.37 Tỷ lệ về bậc giống của 14 bộ cá (%) Perciformes Clupeiformes Pleuronectiformes Anguilliformes Mugiliformes Scorpaeniformes Beloniformes Tetraodontiformes 6 bộ còn lại 60.32 7.14 7.14 5.56 3.97 3.97 2.38 2.38 7.14 Tỷ lệ về bậc loài của 14 bộ cá (%) Perciformes Clupeiformes Pleuronectiformes Mugiliformes Anguilliformes Scorpaeniformes Beloniformes Tetraodontiformes

33 3.2 Cấu trúc khu hệ cá đầm Nại 3.2.1 Cấu trúc về sinh thái

Việc phân chia nhóm sinh thái dựa vào các đặc điểm dinh dưỡng theo FAO

(2014).

Dựa vào đặc điểm phân bố và sinh thái của loài có thể phân chia khu hệ cá đầm Nại thành 3 nhóm sinh thái như sau (bảng 10):

Bảng 10. Tỷ lệ các nhóm sinh thái của khu hệ cá đầm Nại Nhóm sinh thái (***) Cá nổi (Pelagic) Cá tầng đáy (Demersal) Cá rạn san hô/rạn đá (Coral reef/rocky associated) Tổng Số lượng loài 33 90 3 126 Tỷ lệ % 26,19 71,43 2,38 100

(***) Việc phân chia nhóm sinh thái dựa vào đặc điểm dinh dưỡng theo FAO (2014)[55]

+ Nhóm cá nổi (pelagic): gồm 33 loài, chiếm tỷ lệ 26,19% tổng số loài. Đại

diện là các loài thuộc họ cá trích (Clupeidae): Anodontostoma chacunda, Escualosa thoracata, Sardinella gibbosa, Tenualosa toil, họ cá Trổng (Engraulidae): Engraulis japonica, Stolephorus indicus, họ cá Suốt Atherinidae: Atherinomorus duodecimalis, họ cá Kìm (Hemiramphidae): Hyporhamphus quoyi, Zenarchopterus buffonis, họ cá Nhói (Belonidae): Strongylura strongylura. Đặc điểm chung của

nhóm cá nổi là đặc tính kết thành những đàn lớn để tránh tối đa những thiệt hại khi bị cá dữ tấn công, khả năng di chuyển linh hoạt (giữa biển và đầm), có sự biến động lớn về trữ lượng theo mùa.

+ Nhóm cá tầng đáy: với 90 loài, chiếm 71,43% tổng số loài. Đại diện là các

loài thuộc các họ cá Chai (Platycephalidae): Platycephalus indicus, cá Đục (Sillaginidae): Sillago sihama, cá Đối (Mugillidae): Liza subviridis, Valamugil perusii, Mugil cephalus, cá Khế (Carangidae): Atropus Atropos, Caranx ignobilis, cá Bống (Gobiidae): Acentrogobius caninus, Glossogobius giuris, Oxyurichthys tentacularis, cá Dìa (Siganidae): Siganus guttatus, S. fuscescens, cá Bơn cát

34

(Cynoglossidae): Cynoglossus arel, Paraplagusia blochii. Chúng có đời sống gắn

liền với nền đáy hoặc các sinh cảnh ở tầng đáy (thảm rong, cỏ biển), ít di chuyển. Do vậy, chất lượng trầm tích đáy và sự phong phú của các sinh cảnh tầng đáy đóng vai trò quan trọng đến mức độ phong phú của các quần xã cá tầng đáy.

+ Nhóm cá rạn san hô/rạn đá: có 3 loài, chiếm 2,38% tổng số loài. Đại diện

là họ cá Mú (Serranidae): Epinephelus amblycephalus, E. coioides, cá Mù làn (Scorpaenidae): Scorpaenopsis ramaraoi. Chúng có khả năng ngụy trang cao,

thường ẩn nấp trong các hang hốc đá, hoặc trong các nền san hô chết và chủ động rình mồi. Thông thường, chúng ít khi ra khỏi nơi cư trú.

3.2.2 Cấu trúc dinh dưỡng

Để xác định cấu trúc dinh dưỡng hệ cá đầm Nại, tôi thực hiện tra cứu bậc dinh dưỡng dựa vào kết quả đã được tổng hợp trên phần mềm Fishbase. Trên thực tế, để xác định bậc dinh dưỡng của một loài, người ta sử dụng 2 phương pháp truyền thống và hiện đại song song với nhau.

Theo phương pháp truyền thống, ngay khi cá được đánh bắt lên, các nhà khoa học thực hiện mổ dạ dày cá lấy phần thức ăn chưa được tiêu hóa trong dạ dày, đem phân tích xem loài cá đó ăn thực vật hay động vật;nếu loài đó ăn động vật, các nhà khoa học lại tiếp tục xác định động vật đó là bậc 1 – ăn thực vật hay bậc 2 – ăn động vật. Tính trung bình kết quả nhiều lần phân tích từ nhiều nơi khác nhau, đưa ra

Một phần của tài liệu Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm nại (tỉnh ninh thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)