Thiết kế mạng lưới không chế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 38)

- MircroStation là phần mềm đồ họa phát triển từ CAD với mục đích trợ giúp việc thành lập các bản đồ hoặc bản vẽ kỹ thuật và chạy trong môi trường

2.3.2.2. Thiết kế mạng lưới không chế.

1) Yêu cầu của mạng lưới khống chế.

- Mạng lưới điểm khống chế phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200 – 1/25000.

- Điểm khống chế được thiết kế nhằm tăng dày các điểm tọa độ độ cao đến mức cần thiết đảm bảo cho việc tăng dày lưới trạm đo và đo vẽ chi tiết.

- Khi thiết kế mạng lưới điểm khống chế đo vẽ cần phải thiết kế sao cho có thể đáp ứng đươc yêu cầu đo vẽ toàn khu vực.

(a). Yêu cầu kỹ thuật của mạng lưới địa chính cấp 1, 2.

Các điểm khống chế phải được bố trí đồ hình cho đo vẽ chi tiết thuận lợi. Đường chuyền địa chính thông thường được bố trí theo dang đồ hình duỗi thẳng, nên đảm bảo tỷ số [S]/L < 1.3

Trong đó:

- S là tổng chiều dài cạnh.

- L là chiều dài từ cạnh đầu tới cạnh cuối của đường chuyền, hệ số gãy khúc không vượt quá 1.8, cạnh đường chuyền không được cắt chéo nhau, các cạnh kề nhau không nên quá 1.5 lần.

- Trường hợp đặc biệt không quá 2 lần, góc phương vị đo nối của cạnh đường chuyền phải lớn hơn 20°độ và nhỏ hơn 340°.

+ Các yêu cầu của lưới địa chính cấp 1, 2 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật lưới địa chính

Các yếu tố đặc trưng của đường chuyền

Tiêu chuẩn kỹ thuật ĐC cấp 1 ĐC cấp 2

1. chiều dài tối đa của đường chuyền 2. Số cạnh không lớn hơn

3. Chiều dài từ điểm đầu tới điểm nút hoặc giữa hai điểm nút không lớn hơn 4. Chiều dài cạnh đường chuyền: - Lớn nhất.

- Nhỏ nhất.

5. SSTP tương đối sau bình sai không lớn Đối với cạnh dưới 500

6. SSTP đo góc không lớn hơn

7. Sai số khếp đo góc giới hạn đường chuyền

8. SS tương đối khép giới hạn

4000m 10 2500m 1000m 200m 1:50000 0.012m 5” ±10 n 1:15000 2500m 15 1000m 400m 60m 1:50000 0.012 10” ±20 n 1:10000 *) Chú ý:

Khu vực chỉ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và nhỏ hơn thì các yếu tố 1, 3, 4 được tăng lên 1.5 lần. Sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền đối với cấp 1 là 1/100000 và đối với cấp 2 là 1/5000.

- Khi chiều dài tuyến đường chuyền cấp 1 ngắn hơn 600 m và tuyến đường truyền cấp 2 ngắn hơn 400 m thì sai số khếp tuyệt đối không lớn hơn 0.04m.

(b). Yêu cầu kỹ thuật của lưới không chế đo vẽ

• Quy định chung:

Thông thường khi đo vẽ bản đồ địa chính các điểm địa chính cấp I, II không đủ ta phải xây dựng thêm lưới khống chế đo vẽ nhằm tăng dày các điểm tọa độ, độ cao đến mức cần thiết đảm bảo cho việc tăng dày lưới trạm đo.

Lưới khống chế đo vẽ được phát triển tăng dày dựa trên các điểm tọa độ cấp cao hơn (được xác định bằng lưới đường chuyền kinh vĩ, lưới tam giác nhỏ, giao hội).

Tùy theo từng yêu cầu cụ thể có thể chọn mốc tạm thời hay cố định, lâu dài ở thực địa.

- Yêu cầu đối với đường chuyền kinh vĩ cấp 1, 2

+ Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ có thể được thiết kế dạng đường đơn hoặc một hệ thống.

+ Trường hợp đặc biệt, đường chuyền kinh vĩ cấp 2 được phép thiết kế đường chuyền treo nhưng số cạnh đường chuyền treo không vượt quá 4 đối với khu vực đặc biệt khó khăn.

Các chỉ tiêu kỹ thuật phải đạt được của lưới đường chuyền kinh vĩ: Chiều dài lớn nhất của đường chuyền đơn ([S]max), Sai số trung phương đo góc (mβ”), sai số kép giới hạn tuyến đường chuyền fs/[S] được quy định như trong bảng dưới đây.

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới đường chuyền kinh vĩ T T Tỷ lệ bản đồ [S]max (m) mβ” fs/[S] KV1 KV2 KV1 KV2 KV1 KV2 1 Khu vực đô thị 1/500, 1/1000, 1/2000 600 300 15 15 1/4000 1/2500

2 Khu vực nông thôn

1/1000 900 500 15 15 1/4000 1/2000

1/2000 2000 1000 15 15 1/4000 1/2000

1/5000 4000 2000 15 15 1/4000 1/2000

1/10000-1/25000 8000 6000 15 15 1/4000 1/2000

- Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đã quy định ở bảng trên.

- Chiều dài không lớn hơn 400m không ngắn hơn 20m. Đối với khu vực đô thị không ngắn hơn 5m.

- Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá giá trị tính theo công thức:

fβ = 2 mβ n

Trong đó: n – là góc trong đường chuyền. mβ – Sai số trung phương đo góc.

- Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0.015m.

(2) Đo vẽ lưới địa chính.

- Sau khi kiểm nghiệm máy ta tiến hành định tâm và cân bằng máy, đối với máy kinh vĩ điện tử ta tiến hành cân bằng sơ bộ.

phương pháp đo, đơn vị đo, ngày đo…….

Khởi động máy: Khởi động bàn độ ngang và bàn độ đứng, sau khi mở nguồn ta mở các chốt bàn độ, khi nào có tiếng kêu bíp bíp là được

- Cân bằng điện tử

- Đo chiều cao của gương và chiều cao của máy

- Chuẩn bị sổ đo: Đối với đo toàn đạc kết hợp với sổ đo điện tử, ta phải kiểm tra và cài đặt độ chính xác trước khi tiến hành phép đo ở trên sổ vì máy đo có sổ đo điện tử chỉ thực hiện lệnh của FieldBook. Đối với sổ đo điện tử thì phải nhập số lần đo (n).

Sau khi kiểm tra xong thì tiến hành đo.

- Đo góc: Để đo góc ngang ta sử dụng phương pháp đo toàn vòng và đo lặp. Khi đo góc, vị trí bàn độ trong các lần đo đặt vị trí bàn độ ngang 1 góc theo công thức:

P° =

n

°

180

Với n là số lần đo (được quy định cho từng cấp hạng lưới) Các hạn sai cho phép được quy định như sau:

Bảng 2.4 Các tiêu chuẩn đo góc

TT Các yếu tố trong đo góc Hạn sai( ”) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 3 Dao động 2C trong một lần đo ( Đối với máy

không có bộ phận tự cân bằng )

12 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” 8

+ Lấy hướng mở đầu.

Đưa ống kính về hướng khởi đầu bắt mục tiêu, khóa bàn độ và bắt chính xác vào tâm gương, ấn phím chức năng đưa giá tri bàn độ về 00°00’00” (các lần sau đặt hướng khởi đầu chênh nhau là P°=

n

°

180 ). ).

Mở chốt bàn độ, quay bàn độ theo chiều kim đồng hồ bắt mục tiêu, đọc kết quả và ghi vào sổ. Đối với FieldBook sau có kết quả đo trên màn hình, nhập chiều cao gương của điểm đo, nhập mã điểm đo chi tiết và nhấn OK để nhập số liệu đo.

+ Đảo kính bắt lại mục tiêu, tiến hành như trên và hoàn thành một lần đo. - Đo cạnh.

Với máy toàn đạc điện tử ta sử dụng cách đo góc, đo cạnh đồng thời. Sau khi bắt mục tiêu ta dùng các phím chức năng để gọi kết quả.

Quá trình đo nếu kết quả đo không đảm bảo độ chính xác, vượt chỉ tiêu đã cài đặt thì máy sẽ tự động thông báo và chờ người đo sử lý.

Quá trình ghi số liệu bằng FieldBook là quá trình tự động hoàn toàn.Sau mỗi phép đo khi số kiệu đã chấp nhận lệnh OK thì toàn bộ số liệu sẽ được lưu trữ trong các Job và được ghi trong bộ nhờ của thiết bị.Chính vì vậy lệnh đo sau khi được thực hiện, toàn bộ số liệu sẽ được cất giữ.Vì việc này được thực hiện đồng thời khi lệnh đo kết thúc.

(3) Tính toán bình sai

Hiện nay, công việc tính toán bình sai chính xác được thực hiện trên máy tính điện tử với các chương trình phần mềm được Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành. Dù bình sai theo bất cứ chương trình nào thì kết quả cuối cùng cũng đều tuân thủ theo một mẫu nhất định và được thực hiện theo các bước sau:

- Chuẩn bị số liệu cho bình sai. - Chạy chương trình bình sai

- Ghi kết quả bình sai theo file chuẩn, trong đó có các thông tin: + Trị đo và các số cải chính

+ Trị bình sai

+ Độ chính xác tọa độ

+ Độ chính xác đo cạnh và phương vị + Độ chính xác về chiều cao

+ In kết quả theo mẫu quy định của tổng cục

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w