Quy trình công nghệ đo đạc xây dựng lưới khống chế 1 Đo vẽ ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 50 - 56)

1) Phần mềm quản lý hồ sơ địa chính – CADDB

3.3. Xây dựng lưới khống chế xã Biển Động bằng máy toàn đạc điện tử

3.3.2. Quy trình công nghệ đo đạc xây dựng lưới khống chế 1 Đo vẽ ngoại nghiệp

-Chọn điểm khống chế.

Sử dụng mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000 để thiết kế sơ bộ các điểm tọa độ và độ cao, ngoài ra còn sử dụng các điểm tọa độ và độ cao nhà nước có trong hoặc khu vực gần đó.

- Tổng số điểm lưới địa chính cần xây dựng là 24 điểm ( trong đó có 18 điểm địa chính và 6 điểm chêm dày ) tạo thành từng cặp cạnh thông hướng nhau hoặc thông hướng với điểm địa chính cơ sở, số hiệu điểm được đánh liên tục từ 1 đến 18 kèm theo mã chữ cái viết tắt của tên xã đặt mốc trong khu đo, 6 điểm chêm dày đánh ký hiệu từ BS-01...BS-06.

Trong đó bao gồm các điểm khống chế nhà nước, khống chế đường chuyền cấp I, cấp II, và khống chế đo vẽ.

-Chôn mốc.

Tại khu vực xã Biển Động tình hình địa chất tương đối ổn định, do đó mốc của lưới khống chế trắc địa được thiết kế như sau: Mốc đường chuyền cấp I;

Mốc đường chuyền cấp II; Mốc lưới khống chế đo vẽ; Mốc lưới khống chế độ cao. Tất cả các mốc này phải theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa hình hiện hành.

-Quá trình thành lập lưới khống chế mặt bằng, độ cao.

Để đáp ứng yêu cầu công tác đo vẽ, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí mạng lưới khống chế đo vẽ sau này nên mạng lưới khống chế mặt bằng được phân thành hai loại.

-Lưới đường chuyền cấp I và cấp II.

Dựa vào các điểm tọa độ nhà nước đã biết làm cơ sở để từ đó bố trí mạng lưới khống chế đường chuyền cấp I và dựa vào các điểm tọa độ nhà nước đã biết

cùng với lưới khống chế đường chuyền cấp I vừa lập làm cơ sở để từ đó bố trí mạng lưới khống chế đường chuyền cấp II. Tùy vào điều kiện địa hình và một số điều kiện khác mà mạng lưới đường chuyền cấp I, cấp II sẽ được bố trí cho hợp lý và đúng tiêu chuẩn mà nhà nước quy định. Theo như cách tính điểm khống chế ở trên tại khu vực này có 18 điểm khống chế cấp I và cấp II nhưng thực tế có đến 24 điểm khống chế nhiều hơn 6 điểm.

Do địa hình ở khu này đồi núi, độ dốc và yếu tố che khuất nhiều như hệ thống thực bì, cây bụi rậm nên hạn chế khả năng thông hướng nhìn của người đo. Do đó, chúng tôi phải tăng lượng điểm khống chế điều này cũng sẽ tạo thuận lợi để sau này thành lập lưới đo vẽ cũng như độ cao. Sau khi mạng lưới đường chuyền cấp I và cấp II được bố trí xong ta tiến hành đo góc và đo cạnh của lưới đường chuyền bằng máy toàn đạc điện tử (NIKON DTM - 322)

của hãng Nikon kết hợp với sào gương, được sản xuất với độ chính xác là 3”

đối với đo cạnh không quá 3 ±2D10-6 mm.

-Lưới khống chế đo vẽ.

Lưới khống chế đo vẽ là cấp cuối cùng khống chế về tọa độ và độ cao để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ thành lập bản đồ địa hình. Lưới được phát triển dựa trên cơ sở các điểm khống chế đường chuyền cấp I và cấp II được lập trước đó. Đối với hạng lưới này thường được xây dựng dưới dạng lưới đường chuyền có nhiều điểm nút hoặc đường chuyền hở.

- Lưới khống chế độ cao.

Ở đây do yếu tố đị a hình tương đối phức tạp, lưới khống chế độ cao được thành lập bằng phương pháp đo lượng giác với việc sử dụng máy NIKON của hãng NIKON, máy DTM - 322 có độ sai số góc ± 3” còn cạnh 3 ±2D10-6 mm và các điểm lưới được bố trí trùng với lưới đường chuyền cấp I, II và đo vẽ.

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí lưới khống chế mặt bằng và độ cao xã Biến Động

BẢNG THÀNH QUẢ TỌA ĐỘ PHẲNG VÀ ĐỘ CAO BÌNH SAI

HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG UTM KINH TUYẾN TRỤC : 107° 00' MÚI: 3° ELLIPSOID QUI CHIẾU: VN-2000

Số Số hiệu Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm

TT điểm X (m) Y (m) h (m) mx (m) my (m) mh (m) mp (m) 1 094440 2368126.582 476529.478 151.866 --- --- --- --- 2 094445 2366418.315 470721.306 91.818 --- --- 0.002 --- 3 094463 2361620.304 471798.827 114.106 --- --- 0.093 --- 4 BD-01 2368092.643 475155.331 60.607 0.000 0.000 0.000 0.000 5 BD-02 2367819.841 475504.994 55.526 0.000 0.000 0.000 0.000 6 BD-03 2367743.710 476508.306 54.673 0.001 0.001 0.003 0.001 7 BD-04 2367770.278 476903.998 75.178 0.001 0.001 0.003 0.001 8 BD-05 2367406.013 475140.190 57.827 0.001 0.001 0.003 0.001 9 BD-06 2366969.706 475505.749 54.657 0.000 0.000 0.001 0.000 10 BD-07 2366984.062 473585.516 72.802 0.001 0.001 0.002 0.001 11 BD-08 2367011.268 473326.817 75.896 0.001 0.001 0.002 0.001 12 BD-09 2366053.279 473066.693 68.911 0.000 0.000 0.002 0.001 13 BD-10 2365997.721 473605.965 68.287 0.001 0.001 0.002 0.001 14 BD-11 2366269.603 475085.802 53.959 0.001 0.001 0.002 0.001 15 BD-12 2366412.844 475456.559 52.366 0.000 0.000 0.001 0.001 16 BD-13 2365758.665 476235.922 54.349 0.000 0.000 0.001 0.001 17 BD-14 2366178.274 476413.902 58.476 0.000 0.000 0.001 0.000 18 BD-15 2365338.408 474449.470 74.995 0.001 0.001 0.004 0.002 19 BD-16 2365222.219 474735.707 77.872 0.000 0.000 0.001 0.001 20 BD-17 2364870.402 472936.304 68.912 0.001 0.001 0.002 0.001 21 BD-18 2364705.520 473453.251 64.748 0.000 0.000 0.001 0.001 22 BS-01 2366291.847 474087.992 74.552 0.001 0.001 0.002 0.001 23 BS-02 2366762.780 476243.931 52.177 0.000 0.000 0.001 0.000 24 BS-03 2365461.457 472367.770 44.457 0.000 0.000 0.002 0.001 25 BS-04 2364582.841 472416.644 51.849 0.000 0.000 0.001 0.001 26 BS-05 2363853.453 473375.112 58.626 0.000 0.001 0.001 0.001

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC

1. Sai số trung phương trọng số đơn vị:

M0 = 1.00 2. Sai số vị trí

điểm:

- Nhỏ nhất: mpmin = 0.000m (Điểm: BD-02) - Lớn nhất: mpmax = 0.002m (Điểm: BD-15) 3. Sai số tương đối

cạnh:

- Nhỏ nhất: ms/smin = 1/9543233 (Cạnh: 094440_BD-02, S = 1069.4m)

- Lớn nhất: ms/smax = 1/247167 (Cạnh: BD-15_BD-16, S = 308.9m) 4. Sai số phương

vị:

- Nhỏ nhất: mamin = 0.02" (094440_BD-02) - Lớn nhất: mamax = 0.92" (BD-15_BD-16) 5. Sai số chênh

cao:

- Nhỏ nhất: mdhmin = 0.000m (094440_BD-02) - Lớn nhất: mdhmax = 0.093m (094463_BS-04) 6. Chiều dài cạnh:

- Nhỏ nhất: Smin = 260.125m (BD-07_BD-08) - Lớn nhất: Smax = 3026.272m (094463_BS-04) - Trung bình: Stb = 1237.851m

3.4 . Đo đạc chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử.

Sau khi đã tính toán xong tiến hành đo vẽ chi tiết các điểm, các địa vật, ranh giới, các đặc trưng của thửa đất, bờ rạch, kênh mương, hàng rào, hình dáng địa hình, địa vật. Bản đồ phải thể hiện tất cả các địa vật, địa hình, đường giao thông, các công trình thủy lợi trường học và các công trình khác có trong khu vực đo vẽ kèm theo sơ đồ.

- Các điểm chi tiết của địa hình được đo bằng máy toàn đạc điện tử

(NIKON DTM - 322) của hãng Nikon Nhật Bản kết hợp với sào gương. Máy được đặt ở các điểm khống chế được lập trước đó và tiến hành đo, từ trạm đặt máy cố gắng đo hết các điểm mia có thể trong phạm vi cho phép, sau khi đo hết các điểm chi tiết của trạm máy phải quay lại kiểm tra các điểm định hướng nếu thấy kết quả kiểm tra sai dưới 3” là đạt yêu cầu không phải tiến hành đo lại. Sau khi đo, số liệu từ máy toàn đặc truyền vào máy vi tính thông chương trình Transit v 2.36. Số liệu này sau khi được xử lý bằng chương trình PRONET sẽ được lưu ở dạng file *.txt.

b) Quy định chung khi đo vẽ chi tiết:

- Chỉ được tiến hành đo vẽ chi tiết sau khi lưới khống chế đo vẽ đã thực hiện xong và được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu.

- Đo đạc ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng phải thể hiện rừ ranh giới pháp lý, ranh giới theo hiện trạng sử dụng đất và ranh giới quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có). Đo đạc các công trình xây dựng chính trên thửa đất.

- Đối với đất xây dựng đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến, không có ranh giới khép thửa, thì đường ranh giới sử dụng đất trên bản đồ địa chính được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình.

- Ranh giới đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ được xác định bằng ranh giới giữa đất chưa sử dụng và các thửa đất đã được xác định mục đích sử dụng.

- Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân xã để giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai và ranh giới thửa đất được đo đạc theo kết quả giải quyết tranh chấp đó. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân xã để giải quyết tranh chấp.

- Khi đo đạc, tại các góc ranh, điểm gấp khúc của đường ranh giới thửa đất phải đánh dấu mốc bằng dấu sơn, đinh sắt, cọc bê tông hoặc cọc gỗ; dấu sơn, đinh sắt, cọc bê tông hoặc cọc gỗ phải đảm bảo tồn tại lâu dài (ít nhất là sau khi đã được các cấp kiểm tra, nghiệm thu xong bản đồ địa chính).

c) Các quy định cụ thể khi đo vẽ chi tiết:

- Phương pháp đo: Là đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng phương pháp toàn đạc hoặc kết hợp với đo giao hội; khi dùng thước dây kết hợp với đo góc để tính ra tọa độ điểm chi tiết được phép dùng phương pháp đường thẳng kéo dài, giao hội cạnh, đường vuông góc. Khoảng cách đo bằng thước dây và ghi vào sơ đồ đo đến cm.

- Khi đo vẽ chi tiết phải vẽ sơ đồ đo, tỷ lệ sơ đồ tối thiểu bằng tỷ lệ đo đạc để thể hiện rừ ràng cỏc đối tượng cần vẽ, sơ đồ cần thể hiện điểm trạm đo, điểm định hướng, ngày đo, điểm kiểm tra, công trình có trên thửa đất... Sơ đồ được đóng thành tập theo thứ tự ngày đo cho từng khu vực đo đạc. Sơ đồ nhỏ sau 1÷3 ngày phải chuyển thành bản lớn giúp công tác nội nghiệp xử lý biên tập dễ dàng.

- Khi đo cạnh đối với trường hợp tâm gương không trùng với ranh đất phải tính số cải chính ngay tại thực địa.

- Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ xác định tọa độ ranh đất theo số hiệu các điểm gương trong sơ đồ chi tiết. Đối với những góc ranh, góc nhà không đo đạc được thì dùng thước thép, hoặc thước vải xác định giá trị cạnh tương quan bằng các phương pháp tính ra tọa độ điểm cần xác định.

- Tại mỗi trạm đo vẽ chi tiết phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 02 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Số chênh giữa 02 trạm đo về một điểm chung ms ≤ 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ.

- Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính gốc phải đo vẽ kín khung bản đồ, trừ trường hợp ranh giới khu đo nằm trong mảnh bản đồ thì chỉ vẽ kín ranh giới khu vực cần đo vẽ.

- Khi đo vẽ chi tiết phải lập sổ Nhật ký trạm đo theo Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Các yêu cầu kỹ thuật khác khi đo vẽ chi tiết quy định tại quy phạm đo đạc bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Song song với công việc ngoài trời, công việc trong nhà được tiến hành theo trình tự nêu tại khoản 7.18 của Quy phạm 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ điểm 4) nhưng phải lập Kết quả đo đạc địa chính thửa đất theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 để người sử dụng đất kiểm tra và ký xác nhận, đồng thời phát mẫu đơn đăng ký cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

3.5. Thành lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w