Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 75 - 79)

1) Phần mềm quản lý hồ sơ địa chính – CADDB

3.5. Thành lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 1. Thành lập bản đồ địa chính

3.5.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Căn cứ công văn số1159/TCQLĐĐ, ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn cơ sở dữ liệu địa chính cho thấy: Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống thông tin được xây dựng để thu thập. Lưu trữ, sử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thông tin đất đai và các thông tin khác có liên quan đến đất đai. Thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:

- Cơ sở dữ liệu địa chính - Cơ sở dữ liệu quy hoạch - Cơ sở dữ liệu giá đất

- Cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất - Cơ sở dữ liệu chất lượng đất

- Các cơ sở dữ liệu liên quan khác

Trong đó Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần khác. Hiện hành, Bộ TNMT đã ban hành số 17/2010/TT-BTNMT, ngày 04 tháng 10 năm 2010 Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ Cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn quốc.

Căn cứ Báo cáo khảo sát, thu thập số liệu quản lý đất đai tại địa bàn khu đo và số liệu cấp giấy CNQSD đất của xã Biển Động do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn cung cấp, căn cứ khảo sát chung về hiện trạng của hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn huyện Lục Ngạn nói chung và xã Biển động nói riêng cho thấy: việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai xã Biển Động, huyện Lục Ngạn chưa đủ điều kiện để xây dựng hoàn chỉnh ngay một lúc, cần từng bước xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần (như kể trên). Trong phạm vi Thiết kế kỹ thuật dự toán này chỉ tập chung xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chính xã Biển Động, huyện Lục Ngạn, là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần khác sau này.Khối lượng cần thực hiện thống kê tại bảng bảng 1-3.

Bảng 3.3 Thống kê diện tích đo vẽ tỷ lệ bản đồ và số lượng điểm lưới địa chính

TT Công việc ĐVT Khối

lượng KK Số thửa (thửa)

Mật độ (thửa/ha)

1 Lưới địa chính điểm 23 2

* Diện tích tự nhiên 1858,53

* Diện tích trích đo theo

Chỉ thị 31 Ha 8,11

* Diện tích đo mới bản

đồ địa chính Ha 1.850,42 16.246

2.1 - Bản đồ địa chính tỷ

lệ 1/5000 Ha 522,19 2 719 1,4

2.2 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 (đất NN có các

loại đất xen kẽ)

Ha 792,59 1 6.835 8,6

2.3

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 (đất trồng cây

hàng năm) Ha 333,65 2 6.490 19,4

2.4 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 (đất khu dân

cư)

Ha 112,99 4 1.014 4,5

2.5

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 (đất khu dân

cư) Ha 89,00 6 1.188 13,3

Bảng 3.4 Thống kê số lượng cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất

TT Công việc ĐVT Khối

lượng KK Chú thích

1 Lập HSĐC Cấp GCNQSDĐ giấy 3.648

1.1 - GCN đất ở Nông thôn giấy 2.033 3

+ Số GCN cấp đổi giấy 1.612 3

+ Số GCN cấp mới giấy 421 3

1.2 - GCN đất Nông nghiệp giấy 1.601

+ Số GCN cấp đổi giấy 1.587 3

+ Số GCN cấp mới giấy 14 3

1.3 - GCN Cơ quan tổ chức giấy 14

+ Số GCN cấp đổi giấy 6 3

+ Số GCN cấp mới giấy 8 3

2 Tổng số thửa trong toàn xã thửa 16.246

3 Tổng số giấy giấy 3.648

4 Số thửa tăng thêm thửa 11.207 3

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.

1, Kết luận.

Qua quá trình thực hiện, đề tài “Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang”, thành lập được bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000, 1/5000 ở khu vực xã Biển Động với 5 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 và 28 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000.Rút ra được các kết luận sau:

1, Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử là phương pháp mới, nó luôn chiếm một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong công tác thành lập bản đồ địa chính đặc biệt là các loại bản đồ tỷ lệ lớn đòi hỏi độ chính xác cao.

2, Quy trình thành lập bản đồ địa chính ở vùng khác nhau, mỗi vùng có một đặc thù riêng biệt phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nhất định mà quy trình đo đạc bản đồ địa chính xã Biển Động là một thí dụ cụ thể.

3, Sử dụng máy toàn đạc điện tử đảm bảo độ chính xác cao, mà vẫn đạt được yêu cầu về thời gian và đòi hỏi của công tác quản lý đất đai.

4, Tuy nhiên phương pháp toàn đạc vẫn có những hạn chế: tốn nhiều thời gian công sức, đòi hỏi các kỹ thuật viên phải được đào tạo với tay nghề cao và có trách nhiệm trong công việc, thiết bị phải được đầu tư cả về phần cứng cũng như phần mềm.

2, Kiến nghị.

1, Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất các cơ quan cần phảir đầu tư nhiều tới vấn đề trang thiết bị phải đầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của công nghệ toàn đạc điện tử.

2, Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức.

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính xã Biển Động - Lục Ngạn - Bắc Giang (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w