HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng một số hoạt động thông tin thuốc ở khu vực phía bắc hiện nay (Trang 84)

4.2.1. Hoạt động cung cấp thông tin thuốc :

Mặc dù công văn số 10766/YT-Đtr của BYT hướng dẫn thành lập đơn vị TTT đã được ban hành năm 2003, cách đây 6 năm, tuy nhiên kết quả khảo sát trên 10 bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh lân cận mới chỉ 60% bệnh viện thực sự đã thành lập đơn vị TTT. Hơn thế nữa chỉ ở một số bệnh viện lớn các đơn vị TTT hoạt động mới hiệu quả và có nhiều hoạt động. Ở các bệnh viện nhỏ đa phần việc thành lập đơn vị TTT chỉ là hình thức hoặc các đơn vị này có hoạt động nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân là do thiếu nguồn nhân lực và kinh phí. Nhiều khoa Dược, một dược sĩ đại học phải kiêm nhiệm nhiều vị trí. Do nhiệm vụ của các dược sĩ này chưa rõ ràng nên chưa đẩy mạnh công tác thông tin của các đơn vị TTT. Còn tới 40% bệnh viện chưa có đơn vị TTT, các BV chưa có ĐV TTT đều thuộc tuyến tỉnh hoặc BV quân đội, BV có quy mô nhỏ. Mặc dù các ĐV TTT của các BV này chưa chính thức thành lập, nhưng khoa Dược vẫn đảm bảo một số chức năng cơ bản như cung cấp thông tin thuốc, tư vấn về TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị…

Số lượng sách tham khảo ở khoa Dược tương đối đầy đủ đa dạng bao gồm các sách cơ bản tiếng Việt và tiếng Anh. Một số sách tham khảo trong nước hay được sử dụng như Dược thư Quốc gia, Vidal, MIMs, Tương tác thuốc khi sử dụng…các sách tham khảo nước ngoài như Martindale, MIMs, AHFS. Tuy nhiên các tài liệu này đa phần chỉ giúp tra cứu thông tin cơ bản, chưa đáp ứng được các nguồn tài liệu nâng cao của CBYT.

Một số hoạt động đơn vị thông tin thuốc đã triển khai như cung cấp thông tin thuốc cho CBYT ở các khoa phòng (100%), tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị, theo dõi báo cáo ADR (80%), tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bình bệnh án (80%), đào tạo tập huấn(50%)…

Trung bình một tháng, số lần nhận được tư vấn thông tin thuốc vẫn còn rất thấp, tỷ lệ nhận được 1-5 câu hỏi tư vấn/tháng chiếm tỷ lệ 50%, 5-10 lần : 20%, 10- 20 lần : 30%. Điều này cho thấy, vai trò cung cấp thông tin thuốc của đơn vị TTT/khoa Dược vẫn còn khá mờ nhạt. Nguyên nhân có thể do khoa Dược thiếu nhân lực có chuyên môn và hoạt động thông tin thuốc ở khoa Dược vẫn chưa được đẩy mạnh

Đối với các đơn vị thông tin thuốc, thời gian để các dược sĩ xử lý một yêu cầu tư vấn về TTT ( từ khi nhận được yêu cầu đến khi trả lời ) là dưới một tuần..

4.2.2. Hoạt động theo dõi báo cáo ADR :

Theo số liệu thống kê, hiện nay có 90% số bệnh viện được khảo sát đã có mẫu theo dõi báo cáo ADR. Các BV trực thuộc Bộ Y tế có mẫu theo hướng dẫn của Cục Quản lý Dược năm 2009, BV trực thuộc quân đội sử dụng mẫu báo cáo ADR theo hướng dẫn của Cục Quân y.

Số lượng báo cáo ADR của các bệnh viện về Cục Quản lý Dược không nhiều. Hàng năm, trung bình mỗi viện mới gửi khoảng 10 báo cáo về ADR. Riêng bệnh viện Bạch Mai làm rất tốt công tác báo cáo ADR. Trung bình một năm, bệnh viện Bạch mai gửi từ 300 – 400 báo cáo ADR lên Cục Quản lý Dược. Tính riêng đến ngày 15 tháng 12 năm 2009, Cục quản lý Dược đã nhận được trên 2000 báo cáo về ADR. Số lượng báo cáo ADR như vậy còn quá thấp so với quy mô một thị trường dược phẩm có doanh số trên 1,4 tỉ USD như ở nước ta. Bên cạnh nguyên nhân đơn vị TTT của bệnh viện chưa đẩy mạnh việc thu thập báo cáo ADR từ các khoa phòng, còn một nguyên nhân khác là nhiều CBYT vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc báo cáo ADR nên họ đã không báo cáo về trung tâm.

Khi có các báo cáo về ADR, khoa Dược thường thông báo cho các khoa phòng chủ yếu dưới hình thức giao ban, gửi văn bản về khoa và đăng trên bản tin của viện. Đây là các hình thức hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho các CBYT.

Thời gian xử lý 1 báo cáo ADR thường lâu. Có thể xử lý những trường hợp đơn giản trong vòng 1 tháng, hay có những trường hợp nặng thời gian xử lý có khi kéo dài trên 6 tháng.

Phần lớn các báo cáo ADR mà đơn vị TTT gửi đi đều không nhận được phản hồi, chiếm tỷ lệ 70%. Hầu hết các đơn vị TTT mong muốn nhận được phản hồi về ADR sau khi họ báo cáo lên Cục Quản lý Dược.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu khảo sát thực trạng hoạt động thông tin thuốc – ADR của các CBYT và đơn vị thông tin thuốc tại một số bệnh viện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động và nhu cầu thông tin thuốc, ADR của các cán bộ y tế:

- Hoạt động thông tin thuốc:

+ CBYT vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm TTT. Một phần do tỷ lệ số CBYT đã được tập huấn tìm kiếm TTT vẫn còn thấp, mới chỉ gần 50%. Vì thế những TTT mang lại chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu của các CBYT. Ngoài ra những hạn chế về khả năng ngôn ngữ, cũng như về cơ sở dữ liệu cũng khiến cho công tác tìm kiếm thông tin chưa thực sự hiệu quả.

+ Nội dung TTT được CBYT quan tâm nhất bao gồm: những thông tin cơ bản về thuốc như hoạt chất, dạng bào chế, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc.

+ CBYT thường cập nhật thông tin dưới hình thức sách, tạp chí chuyên nghành, tài liệu phát tay. Đây cũng là nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy. Những sách tra cứu chủ yếu là VIDAL, MIMS, Dược thư.

+ Dạng internet tạo thuận lợi cho các CBYT trong việc tìm kiếm thông tin. Khó khăn lớn nhất của CBYT khi truy cập vào các trang web nước ngoài chính là hạn chế về ngoại ngữ cũng như chi phí phải trả đắt đỏ khi muốn tải tài liệu về.

+ Thông tin thuốc được các CBYT đánh giá là rất quan trọng và cần thiết để phục vụ công việc hàng ngày. Đa phần các CBYT đều đồng ý chi trả chi phí nếu được hỗ trợ cho việc tìm kiếm những thông tin quan trọng.

- Hoạt động theo dõi ADR

+ Phần lớn các CBYT y tế đã biết đến khái niệm ADR, tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ nhầm lẫn về khái niệm. Qua đó ta thấy công tác tuyên truyền tập huấn về ADR của các đơn vị TTT cần phải đẩy mạnh hơn nữa.

+ CBYT chưa được thường xuyên được cập nhật thông báo về các phản ứng bất lợi của thuốc. Hình thức CBYT biết đến ADR nhiều nhất thông qua tạp chí. Do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền qua một số phương tiện khác như cần

có một trang web chuyên thông báo các phản ứng bất lợi của thuốc giúp CBYT dễ tiếp cận với thông tin hơn.

+ Công tác báo cáo ADR chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ từ tuyến trung ương đến các cơ sở, cũng như chưa có sự tập huấn thường xuyên và các chế độ khuyến khích, bảo vệ các CBYT tham gia báo cáo ADR.

+ Nhu cầu của các CBYT về việc có một trung tâm quốc gia chuyên cung cấp TTT và ADR là rất cần thiết.

Hoạt động thông tin thuốc – ADR của các đơn vị thông tin thuốc:

- Hoạt động cung cấp thông tin thuốc :

+ Tỷ lệ các đơn vị TTT được thành lập chưa nhiều. Trong đó đa số vẫn chỉ là hình thức và chưa có nhiều hoạt động cung cấp thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tài liệu tham khảo tại các đơn vị TTT/khoa Dược chưa phong phú, đa phần chỉ là các tài liệu cơ bản cho công tác thông tin.

+ Một số kết quả hoạt động đơn vị thông tin thuốc đã triển khai được như cung cấp thông tin , tư vấn hội đồng thuốc và điều trị, theo dõi báo cáo ADR, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bình bệnh án, đào tạo tập huấn…

+ Trung bình một tháng, số lần nhận được tư vấn thông tin thuốc vẫn còn rất thấp: trung bình 5 – 10 lần/tháng

- Hoạt động theo dõi báo cáo ADR :

+ Đa phần các bệnh viện đã có mẫu theo dõi báo cáo ADR, các bệnh viện trực thuộc BYT lưu mẫu theo hướng dẫn của Cục quản lý Dược, bệnh viện quân đội lưu mẫu của Cục quân y.

+ Khi có các báo cáo về ADR, khoa Dược thường thông báo cho các khoa phòng dưới hình thức chủ yếu là giao ban, gửi văn bản về khoa và đăng trên bản tin. + Một phần lớn các báo cáo ADR ĐVTTT gửi đi đều không nhận được phản hồi, chiếm tới 70%.

ĐỀ XUẤT:

Đối với nghành y tế :

- BYT cần sớm đưa các chương trình của Trung tâm Quốc gia về TTT và theo dõi phản ứng bất lợi của thuốc vào hoạt động để đẩy mạnh công tác cung cấp TTT và thu thập báo cáo ADR.

- Nghành y tế cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo cán bộ tại các đơn vị TTT để có thể hướng dẫn CBYT sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả hơn.

- Tăng cường giáo dục truyền thông đối với các CBYT về thông tin thuốc và ADR để các CBYT nhận thức hơn về việc báo cáo các ADR.

- Có sự chỉ đạo của tuyến trên về báo cáo ADR từ các cơ quan y tế, các BV - Có phản hồi các báo cáo ADR sẽ giúp cho công tác báo cáo ADR được thường

xuyên liên tục hơn.

- Có khung pháp lý bảo vệ người tham gia báo cáo ADR.

- Bệnh viện nên tạo điều kiện để đào tạo về nhân lực có chuyên môn sâu về thông tin thuốc và ADR, không để tình trạng kiêm nhiệm nhiều như hiện nay.

Đối với các đơn vị thông tin thuốc:

- Khoa Dược/ Đơn vị thông tin thuốc nên trang bị thêm cơ sở vật chất như máy tính, tăng cường các nguồn tài liệu cũng như khai thác thêm nguồn thông tin từ nước ngoài.

- Khoa Dược nên tổ chức các khoá tập huấn tìm kiếm TTT cho các CBYT trong viện.

- Ở những bệnh viện đã thành lập đơn vị TTT, cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động để nâng cao vai trò của đơn vị TTT. Ở những BV chưa thành lập đơn vị TTT, cần thành lập ngay các đơn vị thông tin theo hướng dẫn của BYT.

- Khoa Dược/đơn vị TTT nên tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền, thu hút, khuyến khích các CBYT trong viện gửi các yêu cầu thông tin và báo cáo ADR về đơn vị của mình.

- Khoa Dược nên phân chia nhiệm vụ cho các DS hoạt động trong đơn vị TTT một cách rõ ràng, tránh tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều chức năng.

- Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và ADR mới được thành lập nên thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho các đơn vị thông tin thuốc, CBYT về cách thức tìm kiếm thông tin và nhận thức về việc tham gia báo cáo ADR

- Trang web của trung tâm quốc gia về TTT và ADR sau khi đi vào hoạt động nên tăng cường các trao đổi trên trang web, cung cấp các phần mềm tra cứu thông tin, tương tác thuốc miễn phí. Thường xuyên đăng tải, trả lời các báo cáo về ADR cho các CBYT.

Đối với cán bộ y tế:

- CBYT nói chung:

+ Chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm và trau dồi thông tin thuốc. Có sự thường xuyên trao đổi thông tin để có kiến thức toàn diện hơn.

+ Quan tâm và tích cực hơn trong công tác báo cáo ADR.

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yếu tố rất cần thiết trong công việc.

+ CBYT cần được đào tạo nhiều hơn nữa về các kĩ năng tìm kiếm thông tin thuốc và ADR. Đặc biệt cần đào tạo ADR cho các điều dưỡng viên, y tá là những người thường xuyên tiếp xúc và theo dõi bệnh nhân.

- Đối với Bác sĩ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các BS nên tăng cường mối quan hệ với Khoa Dược để có thông tin cập nhật về thuốc và được tư vấn về sử dụng thuốc.

- Đối với Dược sĩ:

+ Tăng cường kiến thức chuyên môn về Dược lâm sàng và cập nhật thông tin về thuốc để có thể cung cấp thông tin cho CBYT

+ Chủ động hơn nữa trong việc thu thập và báo cáo ADR - Đối với Điều dưỡng viên:

+ Tăng cường trao đổi với DS khoa Dược và BS để có TTT chính xác giúp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng đúng cách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tiếng Việt:

1. Bộ môn Dược Lâm sàng (2006), Dược Lâm sàng, Trường ĐH Dược Hà Nội, Nhà xuất bản y học. tr 87-128

2. Bộ môn quản lý và kinh tế Dược (2002), Hệ thống văn bản pháp qui hành nghề Dược, Trường ĐH Dược Hà Nội.

3. Bộ môn quản lý và kinh tế Dược (2006), Pháp chế hành nghề Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn toán tin (2004), Hệ thống thông tin quản lý sức khoẻ - Tài liệu giảng dậy cho cử nhân y tế công cộng. Trường ĐH Y tế Công cộng, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn tổ chức hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện”. Ngày 13 tháng 11 năm 2003.

6. Bộ Y tế (2001), Quản lý thông tin thuốc trong bệnh viện - Quản lý bệnh viện, Nhà XB Y học, tr 302

7. Cẩm Tú (2009), Độc tính của thuốc – câu chuyện chưa có hồi kết, Tạp chí Dược học, số tháng 2 năm 2009, Bộ Y tế xuất bản, tr 55-56.

8. Carmelita L.Villanueva (1996), Vai trò của thông tin dân số và mô hình công tác thông tin, tr 6.

9. Cục quản lý Dược Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009. tr 20. Ngày 23 tháng 6 năm 2009.

10. Cục quản lý Dược Việt Nam (2008), Qui trình thu thập, tiếp nhận và xử lý báo cáo phản ứng có hại của thuốc.

11. Cục quản lý Dược (2006), Tổng kết hoạt động báo cáo phản ứng bất lợi của thuốc năm 2003 – 2006. tr 7 - 8

12. David Lee (2009), Tổng quan về cảnh giác Dược - Khoá tập huấn cơ bản về cảnh giác dược, Trường ĐH Dược Hà Nội, Ngày 26 tháng 3 năm 2009,

13. Đặng Hữu Đạo (2006), Mô hình hệ thống thông tin phục vụ quản lý và điều hành tại các Bộ, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội.

14. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2008), Khảo sát thực trạng nguồn lực thông tin Y Dược học và vai trò của thông tin Y Dược học đối với cán bộ y tế, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên nghành Dược học Quân sự, Học viện Quân Y. tr 38 – 39.

15. Khoa Xã hội (2008), Đề cương học phần: Cơ sở thông tin học. Trường Cao Đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế.

16. Lê Viết Hùng (2008) “Đề án thành lập trung tâm thông tin thuốc quốc gia và theo dõi phản ứng có hại của thuốc”.

17. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Chỉ đạo hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện. Cục quản lý khám chữa bệnh, Ngày 29 tháng 10 năm 2009.

18. Trung tâm TTT ĐH Dược Hà Nội (2006), “Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu và cách thức phân phối tạp chí Dược lâm sàng năm 2005-2006”,tr 4.

19. Trường ĐH Dược Hà Nội (2009), “Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc”, tr 3 – 8. Tháng 6 năm 2009

20. Viện thông tin khoa học xã hội (2000), Những thách thức của sự phát triển trong xã hội thông tin.

Tiếng Anh:

21. Ain Raal (2006), Determination of drug information needs of health care professionals in Estonia, 42(12) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Ann B. Amerson (2001), Introduction to the Concept of Medication Information, Drug information – A guide for Pharmacist. p 2-6

23. Jack M. Rosenberg (2004), “Current status of pharmacist-operated Drug

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng một số hoạt động thông tin thuốc ở khu vực phía bắc hiện nay (Trang 84)