PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng một số hoạt động thông tin thuốc ở khu vực phía bắc hiện nay (Trang 40)

Sử dụng phương pháp chọn mẫu có định hướng

- Mục tiêu 1: Khảo sát hoạt động và nhu cầu thông tin thuốc – ADR của các CBYT: + Đối tượng: BS, DS, ĐD làm việc tại các cơ quan y tế công và tư nhân:

+ Xác định cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc xác định một tỷ lệ trong quần thể:

1 /2 2 2 (1 ) d P P Z n   

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn chỉ tiêu cỡ mẫu cho chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ bác sĩ và dược sỹ chưa có thông tin thuốc đầy đủ. Do trước đây chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ này nên chúng tôi dự đoán tỷ lệ là 90%. Chọn =0,05.

Thay vào công thức trên ta có: n = 139

Như vậy, n = 139 là cỡ mẫu tối thiểu cần lấy trong trường hợp kết quả nghiên cứu sai khác không quá 5% so với tỷ lệ thực với độ tin cậy 95%. Để chắc chắn và dễ tính toán, chúng tôi chọn cỡ mẫu là 150 cán bộ y tế.

Sau quá trình khảo sát chúng tôi thu được các phiếu mẫu trên từng nhóm đối tượng theo số liệu bảng 2.1:

Bảng 2.3: Số lượng đối tượng nghiên cứu của khảo sát

TT Đối tượng Số lượng

1 Dược sĩ 60 DS

2 Bác sĩ 66 BS

3 Điều dưỡng viên 24 ĐD

Tổng số cán bộ y tế 150 cán bộ

- Mục tiêu 2: Khảo sát hoạt động TTT – ADR của một số ĐV TTT bệnh viện. Lựa chọn phỏng vấn các DS là các trưởng khoa Dược hoặc DS làm việc tại đơn vị thông tin thuốc tại 10 bệnh viện bao gồm:

+ 8 bệnh viện tại Hà Nội.

+ Bệnh viện 105 – Sơn Tây, Hà Nội 2 + Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng một số hoạt động thông tin thuốc ở khu vực phía bắc hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)