Năm 1996, Trung tâm theo dõi ADR Hà Nội được thành lập và hoạt động dựa vào nguồn kinh phí tài trợ từ tổ chức hợp tác Y tế Việt Nam – Thuỵ Điển (Sida). Kinh phí của nhà nước đầu tư cho hệ thống TTT – ADR vẫn còn ít. Do vậy, hoạt động của Trung tâm không mang tính thường xuyên, chưa có định hướng lâu dài, bền vững.
1.5.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
- Thu thập, đánh giá và phân loại báo cáo ADR
- Tiếp nhận các trường hợp ADR nghiêm trọng và báo cáo cho Cục Quản lý Dược - Tổ chức các khóa đào tạo ADR
- Xuất bản sách, tạp chí liên quan đến ADR
- Gửi các báo cáo ADR cho Trung tâm theo dõi ADR của Tổ chức Y tế thế giới (UMC) hiện đang được đặt tại Uppsala, Thụy điển.
1.5.2.1. Hoạt động báo cáo ADR
Năm 2008, Cục Quản lý Dược đã nhận được 1.178 báo cáo về các trường hợp nghi ngờ phản ứng có hại của thuốc, hầu hết liên quan đến việc sử dụng các thuốc thường dùng tại Việt Nam như kháng sinh, thuốc trợ tim và thuốc giảm đau, trong đó nhóm kháng sinh chiếm nhiều nhất gần 46%; thuốc điều trị lao 14,7%, morphin và dẫn chất 1,1%; thuốc tim mạch, thuốc y học cổ truyền 2,7%...[30]
Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc chống viêm steroid và phi steroid xảy ra rất nhiều đối với cả người dân và CBYT. Việc tự mua thuốc và tự điều trị trong dân còn rất phổ biến, kể cả việc mua kháng sinh và các corticoid không có đơn của BS đã gây những hậu quả nghiêm trọng.
Hiện tượng sử dụng thuốc đông y gây phản ứng có hại không phải là hiếm gặp, thậm chí đã có trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề. Tuy nhiên, tâm lý người dân vẫn coi thuốc này là an toàn và vô hại.
Vì vậy , việc quản lý các cơ sở khám và bán thuốc đông y cũng cần phải được quan tâm xem xét.
Phản ứng có hại gặp hầu hết các nhóm thuốc và nhiều đường dùng thuốc là một minh chứng cho thấy thuốc là con dao hai lưỡi. Vì vậy việc sử dụng bất cứ thuốc nào cũng phải được xem xét và cân nhắc để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.[11]
1.5.2.2. Qui trình báo cáo phản ứng có hại của thuốc(Cục quản lý Dược):
Sơ đồ quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý báo cáo ADR của Cục quản lý Dược được trình bày ở hình sau [10]
Trách nhiệm Sơ đồ quá trình thực hiện
Chuyên viên TTADR
Chuyên viên TTADR
Nhóm thẩm định
Chuyên viên TT ADR
Chuyên viên TT ADR
Hình 1.5: Sơ đồ quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý báo cáo ADR