Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao cấp thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn nhưng quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); nhà máy xử lý rác Nam Định với công suất xử lý rác 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano – Đan Mạch tại Hoóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh công suất 240 tấn/ ngày; nhà máy xử lý Bà Rịa – Vũng Tàu công suất xử lý 100m³/ ngày,… ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Huế, Ninh Thuận… cũng có nhà máy xử ký rác thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến rác thải thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh) và Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam tự nhiên chế tạo.
Chất lượng phân bón của các nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm nhưng đã cho kết quả khả quan, như là trong công gnhệ chế biến phân vi sinh tại nhà máy Thuỷ Phương (Huế) đã có khả năng tiêu thụ trên thị trường và có chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên một số nhà máy chế biến phân vi sinh với công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả (thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh).
Rác thải sinh hoạt
Phân loại
Hình 2.1: Mô hình công nghệ ủ phân compost