Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quyết Thắng

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên (Trang 58)

Thu gom rác thải trên địa bàn xã Quyết Thắng.

3. Bản dự thảo Quyết định của Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng về quy chế quản lý nghĩa trang

4.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quyết Thắng Thắng

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của con người, mọi lúc mọi nơi trong xã, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ các điểm mua bán, cơ quan trường học…

Xã Quyết Thắng ngày càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người dân, nâng cao mức sống, các dịch vụ ngày càng tốt hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra một lượng CTR sinh hoạt khá lớn. Thành phần chất thải rắn bao gồm: thành phần thực vật (thức ăn thừa), túi nilon, nhựa, giấy, và các loại.

trên địa bàn xã Quyết Thắng STT Đơn vị Số hộ Số dân (người) Lượng rác bình quân/người/ngày Khối lượng rác(kg/ngày) 1 Nước Hai 200 1.069 0,38 427,6 2 Thái Sơn 1 303 1.087 0,49 493,2 3 Xóm 10 135 654 0,5 585,5 4 Tổng 638 2.810 1,37 1506,3

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng số liệu 4.3 cho thấy lượng CTR sinh hoạt tại mỗi xóm là lớn, chủ yếu tập trung vào các xóm có các trụ sở làm việc, trường học, chợ… Xóm Nước Hai với dân số 1.069 người có Trường Đại học KHCNTT-TT trực thuộc ĐH Thái Nguyên nên tập trung đông dân, đặc biệt là có đông học sinh sinh viên của cả trường ĐH KH và trường Vùng cao Việt Bắc ở ngoại trú, đồng thời kèm theo nhiều loại hình kinh doanh như hàng ăn uống, giải trí, photo giấy tờ… Do đó lượng chất thải phát sinh là

427,6 kg/ngày. Còn tại xóm Thái Sơn 1 là nơi tập trung dân cư và trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, có chợ Z và khu ở tập thể của công nhân đơn vị Z115 vì vậy lượng rác thải bình quân trên người là cũng khá lớn. Còn trên địa bàn xóm 10 có sinh viên Trường Đại học Nông Lâm cùng một lượng nhỏ sinh viên của Khoa Ngoại ngữ và trường ĐH Kinh tế ở ngoại trú nên lượng rác thải rất lớn từ hoạt động hằng ngày của người dân và sinh viên ngoại tỉnh.

Từ kết quả nghiên cứu trên nếu tính bình quân lượng rác thải của các hộ dân thì mỗi ngày một người sẽ thải ra 0,46kg. Như vậy với dân số toàn xã Quyết Thắng là 15.976 người thì ước tính lượng rác thải mỗi ngày thải ra môi trường sẽ là 7.348 kg. Với lượng rác như vậy cần phải có biện pháp thu gom và vận chuyển hợp lý.

Bảng 4.4. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt tại 3 xóm trên địa bàn xã

STT Nguồn phát sinh Khối lượng rác(kg/ngày)

Tỷ lệ(%)

1 Hộ dân 1401,5 68,25

2 Đường phố 243 11,8

3 Cơ quan, công sở 97 4,72

4 Chợ 145 7,06

5 Rác thải thương mại 167 8,17

6 Tổng 2053,5 100

(Nguồn: UBND xã Quyết Thắng)

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải tại 3 xóm

+ Trong các nguồn phát sinh trên thì nguồn rác phát sinh tại các hộ gia đình là lớn nhất chiếm 68,25%. Đây là các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp, giấy vệ sinh, túi nilon, kim loại sắt thép…

68.254.72 4.72

7.068.17 8.17

+ Rác đường phố: phát sinh từ các hoạt động đường phố, loại rác này thường là các loại túi nilon, vỏ hộp sữa tươi và một khối lượng lớn lá cây dọc 2 bên đường, xác động, thực vật chết.

+ Rác thải từ các cơ quan, công sở: nguồn rác thải phát sinh từ các cơ quan, trường học, văn phòng chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai, lon nước, lá, cành cây, thực phẩm thừa.

+ Rác chợ: loại chất thải phát sinh từ các hoạt động mua và bán trong chợ bao gồm nhiều loại rác tổng hợp: túi nilon, rau, củ, quả bị hỏng, rơm, rạ, các loại thực phẩm khác.

+ Rác thải thương mại: Nguồn này phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hoá tổng hợp, cửa hàng sửa chữa, may mặc. Thành phần rác chủ yếu là giấy tại các cửa hàng photocopy, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa, giấy lau từ các quán ăn, gỗ, lốp xe hỏng. Ngoài ra rác thải sinh hoạt còn mang một phần chất thải độc hại.

+ Một lượng lớn rác thải phát sinh từ nông nghiệp cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Đó là các phế liệu từ hoạt động sản

xuất nông nghiệp như: Rau, củ, quả bị hỏng, các loại vỏ chai, bao thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng.

Nguồn phát sinh chất thải từ các hộ gia đình, chung cư, tập thể, hoạt động thương mại, cơ quan tổ chức…

- Rác thải từ hộ gia đình, tập thể phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như: vỏ hoa quả, cơm rau thực phẩm thừa. Ngoài ra còn các loại rác thải khác như: bìa các tông, vải, da, chai lọ thuỷ tinh, gỗ vụn, kim loại…

- Rác thải từ các hoạt động thương mại bao gồm: giấy các tông, nhựa, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh, chai lọ, kim loại và các loại rác đặc biệt. Ngoài ra còn có các chất thải độc hại (pin, hoá chất, ác quy). Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp chủ yếu từ chợ, quán ăn, nhà hàng với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, chai lọ, giấy các loại. Riêng chất thải phát sinh từ các chợ có thành phần phức tạp và không được thu gom thường xuyên nên gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân.

Bảng 4.5: Thành phần lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình tại xã Quyết Thắng

Đơn vị tính: kg/ngày Thành phần Chất hữu cơ dễ phân huỷ Giấy nilon, chai lọ Các chất khác Xóm Nước Hai 1,78 0,63 0,87 3,28 Xóm Thái Sơn I 1,34 0,35 1,09 2,78 Xóm 10 1,61 0,58 0,98 3,17 Trung bình 4,73 0,52 0,98 9,23

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Tuỳ theo mức độ phát triển của mặt bằng chung toàn xã mà lượng rác thải phát sinh khác nhau và thành phần khác nhau phụ thuộc vào mức sống người dân từng khu vực. Tại những khu vực có hoạt động dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển hơn thì lượng

rác tạo ra nhiều hơn và thành phần phức tạp hơn. Tại các khu vực như xóm Nước Hai và xóm Mười, là nơi dân cư tập trung tương đối cao cộng với sự đa dạng của các ngành nghề sản xuất kinh doanh, buôn bán. Người dân có mức sống cao hơn so với khu vực nông thôn, họ chủ yếu tham gia vào các hoạt động buôn bán kinh doanh. Đặc biệt tại hai xóm có 2 khu Ký túc xá của ĐH Thái Nguyên và ĐH CNTT-TT, với một lượng sinh viên lớn.

Tuy nhiên với rác thải phát sinh từ khu vực nông thôn thì chủ yếu là các chất hữu cơ (lá cây, rau cỏ…), các loại giấy nilon, thuỷ tinh có số lượng nhỏ. Các loại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp: Rơm rạ, phân gia súc, túi bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây… Các loại phân gia súc gia cầm được ủ làm phân bón, tuy nhiên phân gia súc, gia cầm thả rông hầu như chưa được thu gom lại làm ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tưới tiêu sinh hoạt. Các loại túi bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật không được người nông dân thu gom lại, chúng được thải bỏ trực tiếp xuống các

mương máng đồng ruộng là ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như không khí, gây khó khăn lớn cho công tác thu gom.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w