- Tuy đã có Luật Môi trường năm 2005, nhưng vẫn chưa đầy đủ và nhất quán, nhiều lĩnh vực chưa được quan tâm một cách thích đáng. Hơn thế nữa các văn bản quy định phải được thống nhất từ Trung ương đến các địa phương đảm bảo tính hiệu lực của nó tạo ra sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực.
- Các cấp quản lý cần bổ xung thêm biên chế các cán bộ chuyên môn về Môi trường.
- Các cấp quản lý cần khuyến khích các nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các nguyên liệu tái chế, sản phẩm ít bao gói… như vậy sẽ góp phần rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng.
- Công tác thu gom và vận chuyển cần được quản lý chặt chẽ hơn sao cho đúng với thời gian quy định. Các xe đẩy tay có thể có thể lắp thêm kẻng, chuông để thuận lợi hơn co việc đổ rác muộn nên đổ bừa bãi trên vỉa hè va đường phố.
Trên đường phố và các khu công cộng cần đặt thêm những thùng rác nhằm tránh tình trạng người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định nhưng lại không có thùng rác, không để người dân đổ rác bừa bãi tạo ra những bãi tạm vô cùng mất vệ sinh.
- Tổ chức quản lý một cách có quy mô cho các cơ sở tái chế, buôn bán phế liệu, những người nhặt rác và buôn bán ve chai.
- Các cấp quản lý kết hợp với các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức môi trường thực hiện Dự án 3R. Dự án đã được thực hiện thí điểm ở một số phường xã trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre… và đem lại những kết quả nhất định.
(Nguyễn Thị Tuyết Mai 2007)[5]