- Các thành phần chất thải rắn có thể tái chế được phân
4.5.4.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp phổ biến và chi phí xử lý thấp nhất, phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
Khái niệm chôn lấp hợp vệ sinh (Theo quy định của TCVN 6696 – 2000): Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải phát sinh từ khu vực dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, chất đệm, các công trình phụ trợ khác như: Trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện, nước, văn phòng làm việc…
Bảng 4.13. Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích
Loại bãi Diện tích (ha)
Nhỏ Dưới 10
Vừa Từ 10 đến 30
Lớn Từ 30 đến 50
Rất lớn Bằng và trên 50
Khi chọn bãi chôn lấp chúng ta cần phải xem xét đến các yếu tố:
- Quy mô bãi: Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào quy mô đô thị như: dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải….
- Vị trí bãi chôn lấp: Các vấn đề cần lưu ý khi đặt bãi chôn lấp:
+ Bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, ngưng phải có khoảng cách thích hợp với khu dân cư gần nhất.
+ Địa điểm bãi rác khu cần phải cách xa sân bay, là nơi có các khu đất trống vắng, tính kinh tế không cao.
+ Bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước sử dụng trong công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m.
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt.
+ Không đặt bãi chôn lấp tại những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn
+ Bãi chôn lấp phải có vùng đệm rộng ít nhất 100m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài hàng rào bãi.
+ Khu vực đặt bãi chôn lấp nên có lớp đá nền chắc, đồng nhất tránh khu vực đá vôi và khu vực có các vết nứt kiến tạo, vùng đất rễ bị rạn nứt.
Bảng 4.14. Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp (m)
Các công trình
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các
bãi chôn lấp (m) Bãi chôn lấp vừa và nhỏ Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn
Đô thị, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, khu dân cư
≥ 3000 ≥ 5000 ≥ 10.000
Công trình khai thác nước ngầm:
Công suất nhỏ hơn
100m³/ngày
Công xuất từ 100m³ đến
10.000m³/ ngày ≥ 100 ≥ 500 ≥ 1000
Công xuất lớn hơn
10.000m³/ngày ≥ 500 ≥ 1000 ≥ 3000
(Nguồn: TCVN 6696 – 2000)
Ngoài ra cũng phải xem xét thêm các khía cạnh về môi trường: khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tạo một số vật chủ trung gian gây bệnh… cũng như chúng ta phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí để đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.
Trình tự quy trình quản lý vệ sinh:
Ô tô chở rác đến bãi rác
Cân điện tử
Thu hồi để tái chế
Phân loại Chất hữu cơ Sản xuất
phân hữu cơ
Đổ rác vào ô chôn lấp
San ủi
Rắc Bokasi
Đầm chặt Hệ thống xử lý khí San phủ đất hoặc đất trơ Nước rác tự chảy Khu xử lý nước rác Đóng ô chôn lấp: - San phủ đất - Trồng cây xanh
Hình 4.9: Quy trình quản lý, vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh
PHẦN 5