Hiện trạng thu gom vận chuyển phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên (Trang 66)

chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng. 4.2.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn xã Quyết Thắng.

Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý thu gom rác CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng chủ yếu là lao động trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom rác thải trên địa bàn toàn xã.

Bảng 4.6 : Nhân lực và phân bổ nhân lực trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.

Khu vực Số lượng (người) Tuổi trung bình Loại hợp đồng TB lương/tháng (VNĐ) Xã Quyết Thắng 9 30 - 32 Ngắn hạn 1.750.000

Tuy nhiên, lực lượng thu gom về số lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu và phân bổ không đồng đều. Hơn thế nữa với mức lương trung bình là 1.750.000 đồng/tháng thực sự chưa đảm bảo được cuộc sống cho người lao động.

Xã Quyết Thắng có tổng cộng 10 xóm, các tổ vệ sinh do HTX DVĐN thành lập đảm nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt ở các xóm. Kinh phí hoạt động lấy từ kinh phí thu của các hộ trong xóm để chi trả cho công nhân. Mức thu chung áp dụng theo Quyết định 39/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Việc thu gom rác chủ yếu dọc theo tuyến đường Z115 và đường Tố Hữu và các khu tập trung dân cư đông đúc. Sau đó rác sẽ được tập kết tại các địa điểm trung chuyển rác tại: Cổng doanh trại X84 (tuyến đường Tố Hữu); Cổng khu tập thể Z115; Cổng trường Đại học CNTT-TT (tuyến đường Z115); Cổng khu chợ Đại học Nông lâm (Xóm 10)Sau đó Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên chịu trách nhiệm

chuyển lượng rác đã được tập kết đến bãi rác Đá Mài – Tân Cương.

Còn rác thải rắn sinh hoạt tại các khu Ký túc xá của các Trường Đại Học CNTT-TT, và ĐH Thái Nguyên do Công ty trực tiếp thu gom và vận chuyển đến bãi rác Đá Mài.

*Công đoạn, công trình và thiết bị của khâu thu gom:

- Thu gom sơ cấp: Xe đẩy tay đến các điểm hẹn, sau đó tập kết ở đó chờ xe ép rác đến vận chuyển đi. Tuy nhiên việc xếp dỡ không đồng bộ và kịp thời, nên các điểm hẹn rác không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối, mất mỹ quan đô thị, gây cản trở giao thông.

- Các phương tiện chuyên trở rác thải trên địa bàn xã: do HTX DVĐN cung cấp bao gồm các xe đẩy tay, ngoài ra còn có các dụng cụ khác như chổi quét, hót rác, xẻng…Hiện tại có 20 xe đẩy tay, kinh phí mua thiết bị dựa vài mức kinh phí nộp của các hộ gia đình. Do đây đều là những thiết bị nhanh hỏng, phải thường xuyên thay mới. Còn rác tại các điển tập kết sẽ do Công ty dùng xe chuyên dụng trở đi với lưu lượng 2 ngày/1 chuyến.

Tỷ lệ các xóm có tổ chức được dịch vụ thu gom rác được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn xã

Sở dĩ công tác thu gom rác chưa đáp ứng được yêu cầu là do hầu hết tại các xóm vẫn chưa có bãi rác tập trung vì đất đai để sử dụng cho việc sản xuất và đất ở. Vì thế người dân tự ý đổ rác tại các ao, hồ, bãi đất trống hay tại các mương dẫn nước với đủ các loại khác nhau. Không chỉ là rác, nước thải, phân, thức

ăn thừa từ trong quá trình chăn nuôi lợn cũng được người dân xả tự do ra ao, ruộng làm cho ao không thả được cá do bị ô nhiễm. Thêm vào đó xác động, thực vật như chó, chuột, mèo… chết cũng được vứt ra đường, ao, hồ gây mùi hôi thối rất khó chịu. Bên cạnh đó tại các bờ mương cỏ rất nhiều vỏ bao đựng thuốc trừ sâu… gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khoẻ của con người.

4.2.3.2.Hiện trạng phân loại CTRSH qua điều tra

Đến nay, CTR phát sinh tại xã Quyết Thắng chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp rác Đá Mài – Tân Cương.

Phân loại rác tại nguồn là việc làm hết sức ý nghĩa trong việc xử lý rác thải, góp phần đáng kể trong giảm ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt sinh ra. Thực tế trên địa bàn xã, ý thức của người dân đối với việc phân loại rác thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường còn thấp, do hiểu biết và nhận thức của họ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế và hầu như người dân chưa được tuyên

truyền về tác dụng của việc phân loại rác thải trước khi thải ra môi trường.

Phân loại rác trước khi thải ra môi trường chưa thực sự trở thành thói quen của người dân trong ý thức và hành động. Hơn nữa chúng ta chưa có một quy chế hay chế tài nào đối với việc xử phạt người dân không phân loại rác thải trước khi thải ra môi trường.

Việc cung cấp kiến thức và tuyên truyền cho người dân hiểu được tác dụng và ý nghĩa của việc phân loại rác là việc rất cần thiết đối với vấn đề rác thải nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung, nhất là đối với hoạt động của công trình nhà chế biến phân vi sinh của xã từ rác sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. Đây là công trình xử lý rác duy nhất tại xã trong thời điểm hiện tại.

Để việc phân loại rác đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả cho quá trình xử lý rác thải cần phải thực hiện phân loại rác thải thành 3 loại sau đây:

- Các rác thải hữu cơ: có khả năng ủ chế phẩm sinh học tạo thành phân hữu cơ vi sinh;

- Các rác thải có thể tái sinh, bán tái chế (giấy vụn, nhựa, sắt…);

- Các chất thải không tái sử dụng tái chế được (cao su, sành sứ…).

* Kết quả phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng.

Phân loại thành phần CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý. Thành phần CTR rất đa dạng và đặc trưng theo từng nhịp độ phát triển của phường xã (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển). Kết quả phân loại tại 3 điểm tập kết rác tại:

+ Cổng khu tập thể công nhân Z115;

Đây là khu vực tập trung chủ yếu là công nhân nhà máy Z115, mức sống của người dân cũng tương đối cao, nên nhận thức về công tác thu gom rác khá tốt, tuy rằng khu vực này mật độ dân số khá thấp.

Bảng 4.7: Thành phần các loại chất thải qua điều tra tại cổng khu tập thể công nhân Z115

Thời gian Thời gian 15/2/ 2012 28/2/ 2012 15/3/ 2012 30/3/ 2012 15/4/ 2012 28/4 /201 2 Chất hữu cơ 7,2 6,9 5,7 7,0 6,8 6,9 6,7 5 Giấy các loại 0,2 0,35 0,6 0,45 0,3 0,5 0,4 Nilon, nhựa 0,9 0,6 0,9 0,7 0,3 0,4 0,6 3 Kim loại 0,6 0,5 0,8 0,45 0,7 0,2 0,5 4 Thuỷ tinh 0 0 0 0 1,5 0,4 0,3 2 Xỉ than 0,6 0,75 0,8 0.5 0 0,7 0,5 6 Gỗ tre 0 0 0 0 0 0 0 Chất khác (cao su, sành sứ…) 0,5 1 1,2 0,9 0,4 0,9 0,8 2 Tổng (kg) 10 10 10 10 10 10 10

(Nguồn: Điều tra thực địa)

85 5 6 4 68 6 3

Hình 4.3: Thành phần trung bình rác thải sinh hoạt tại cổng khu tập thể Z115

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy: thành phần rác rất đa dạng, tỷ lệ thay đổi qua mỗi lần lấy. Ở tại địa điểm lấy mẫu này không có gỗ tre, chất hữu cơ chiếm nhiều nhất. Trung bình qua mỗi lần lấy mẫu chất hữu cơ chiếm 68%, giấy chiếm 4%; nilon, nhựa chiếm 6%; kim loại chiếm 5%; thuỷ tinh chiếm 3%; xỉ than chiếm 6%; các chất khác (cao su, sành sứ…) chiếm 8%.

Chất hữu cơ Giấy Kim loại Thủy tinh Xỉ than Gỗ tre Chất khác Nilon, Nhựa

+ Cổng Trường Đại học Khoa học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Khu vực này chủ yếu là loại hình kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, ngoài ra còn có Ký túc xá của ĐH CNTT-TT.

Bảng 4.8: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng trường Đại học CNTT-TT Thời gian Thời gian TB (kg) 15/2/ 2012 28/2/ 2012 15/3/ 2012 30/3/ 2012 15/4/ 2012 28/4 /201 2 Chất hữu cơ 5,7 4,8 5,7 4,9 4,8 5,3 5,2 Giấy các loại 0,15 0,2 0,4 0,5 0,45 0,5 0,37 Nilon, nhựa 1,8 1,4 0,6 1,5 1,25 1,5 1,34 Kim loại 0,85 1 0,45 0,3 0,7 0,2 0,58 Thuỷ tinh 0 1,2 0 0 1,5 0,9 0,6 Xỉ than 0,6 0 0,8 1,5 0 0,7 0,6 Gỗ tre 0 0,2 0 0 0,3 0 0,08 Chất khác (cao su, 1,9 1.2 1,1 1,3 1,5 1,9 1,48

sành sứ…)

Tổng (kg) 10 10 10 10 10 10 10

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Nhận xét: Bảng trên cho thấy thành phần rác thải qua 4 lần lấy mẫu ở cổng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông là không đồng đều và có nhiều biến động cụ thể như sau: chất hữu cơ dao động trong khoảng 48 - 57 %; giấy các loại từ 1,5 - 5 %; nilon, nhựa từ 6 – 18%; kim loại từ 2 -10%; thuỷ tinh từ 9 – 15; xỉ than chiếm từ 6 – 15%; gỗ tre chiếm từ 2 – 3%; chất khác chiếm từ 11 – 19%. 6 50 1 6 6 13

Hình 4.4. Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại

cổng trường Đại học CNTT-TT

+ Cổng chợ Nông Lâm.

Đây là khu vực tập trung dân cư đông, chủ yếu hoạt động dịch vụ, cho thuê nhà trọ, lại có đông sinh viên, rác thải ra hầu như là từ sinh hoạt hằng ngày.Nơi đây tập trung đông tầng lớp tri thức cao, vì vậy mà ý thức người dân đối với việc quản lý rác

thải sinh hoạt có phần cao hơn mặt bằng những nơi khác trong xã.

Khu vực này ngoài người dân địa phương ra, còn có lượng sinh viên ngoại trú của các trường ĐH Nông Lâm, Khoa Ngoại Ngữ, ĐH Kinh tế sinh sống. Kéo theo đó là các hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh ăn uống, giải trí…Lượng rác có phần cao hơn các khu vực khác.

Vậy nên lượng rác tại khu vực này có nhiều thành phần, nên việc thực hiện phân loại rác cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn .

Bảng 4.9: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng chợ Nông lâm

Thời gian lấy Thời gian 15/2/ 2012 28/2/ 2012 15/3/ 2012 30/3/ 2012 15/4/ 2012 28/4 /201 2 Chất hữu cơ 4,5 4,7 5,1 4,7 5,5 4,9 4,9 Giấy các loại 0,1 0,2 0,25 0,6 0,5 0,6 0,375 Nilon, nhựa 3,8 3,65 2,6 2,5 2,25 3,5 3,05

Kim loại 0,1 0,3 0,4 0,3 0,15 0,1 0,225 Thuỷ tinh 0,4 0,25 0,3 1,1 0,9 0,3 0,525 Xỉ than 0,6 0,5 0,8 0,7 0 0,4 0,5 Gỗ tre 0 0 0 0 0 0 0 Chất khác (cao su, sành sứ…) 0,5 0,4 0,35 0,4 0,7 0,2 0,425 Tổng (kg) 10 10 10 10 10 10 10

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Hình 4.5: Thành phần rác thải sinh hoạt tại cổng chợ Nông lâm

31

Nhận xét: Tỷ lệ thành phần tác tại khu vực cổng chợ Nông lâm chủ yếu là các chất hữu cơ chiếm 49%, tuy nhiên không có thành phần gỗ tre, ngoài chất hữu cơ còn tồn tại chủ yếu là rác nilon và nhựa chiếm những 31%.

Bảng 4.10: Tổng hợp rác thải theo tỷ lệ tại 3 điểm lấy mẫu

Địa điểm Thành phần Cổng khu tập thể Z115 Cổng trường ĐH CNTT- TT Cổng trường ĐH Nông lâm TB (kg) Chất hữu cơ 6,75 6,2 4,9 5,95 Giấy các loại 0,4 0,37 0,375 0,38 Nilon, nhựa 0,65 1,34 3,05 1,68 Kim loại 0,54 0,58 0,225 0,45 Thuỷ tinh 0,32 0,36 0,525 0,4 Xỉ than 0,56 0,6 0,5 0,55 Gỗ tre 0 0,08 0 0,03 Chất khác (cao su, sành sứ…) 0,82 1,48 0,425 0,91

(Nguồn: Điều tra thực địa)

Nhận xét: Thành phần rác thải sinh hoạt tại 3 khu vực khác nhau rất đa dạng, tỷ lệ mỗi dạng khác nhau, thành phần trung bình của 6 lần lấy mẫu tại 3 địa điểm như sau: chất hữu cơ chiếm 59,5 %; giấy các loại chiếm 3,8%; nilon, nhựa chiếm 16,8 %; kim loại chiếm 4,5%; thuỷ tinh chiếm 4%; xỉ than chiếm 5,5%, gỗ tre chiếm 0,3%; chất khác (cao su, sành sứ…) chiếm 9,1%.

Từ đó cho thấy thành phần hữu cơ trong rác luôn chiếm một lượng lớn, nếu lượng rác này được phân loại từ nguồn thì sẽ là một nguồn tiềm năng lớn đối với việc ủ chế biến phân vi sinh, có ý nghĩa thiết thực trong ca thực tiễn và khoa học.

85 5 6 68 6 3 Chất hữu cơ Giấy Nilon, nhựa Kim loại Thủy tinh Xỉ than Gỗ tre Chất khác

Hình 4.6. Trung bình thành phần rác thải tại 3 điểm lấy mẫu

4.2.3.3.Hiện trạng xử lý CTRSH tại xã Quyết Thắng

Hiện nay xã Quyết Thắng đang giai đoạn thực hiện khu nhà chuyên dùng để ủ rác sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất ra phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đây là công trình do Công ty Nước sạch Nông thôn Tỉnh làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành các hạng mục trong năm nay và được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên việc cơ sở này hoạt động có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào ý thức của người dân trong việc phân

loại rác thải, chỉ có thực hiện tốt công tác này thì cơ sở mới hoạt động có hiệu quả mà ít tốn kém được. Thế nhưng nó vẫn là một công trình rất được mong chờ đối với công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã.

Đối với công tác thu gom vận chuyển rác thải trên địa bàn xã Quyết Thắng là do HTX DVĐN đảm nhiệm, đến nay HTX này đã thảo xong và được thông qua kế hoạch hoạt động vào thời gian tới.

Ngoài ra còn một số hộ gia đình thuộc khu vực đô thị có đất ruộng lựa chọn cả 2 biện pháp đốt các lọai rác dễ cháy, còn các loại rác không cháy thì đem đổ đùng nơi quy định để công nhân thu gom rác thải thu gom rác đem đi xử lý

Bảng 4.11. Loại hình xử lý rác thải hiện nay của xã

STT Tên bãi Địa điểm Loại hình xử lý

1 Bãi tạm Nước Hai Chôn lấp

2 Bãi tạm Thái Sơn 1 Chôn lấp, đốt

3 Bãi tạm Xóm 10 Chôn lấp

Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy các bãi rác trên địa bàn xã Quyết Thắng đều sử dụng các loại hình xử lý rác thải rất đơn giản đó là chôn lấp và đốt lẫn lộn tất cả các loại rác thải trên địa bàn được vận chuyển đến đây. Hầu hết rác thải đem chôn lấp tại bãi rác lộ thiên, tuy nhiên bản thân những bãi rác lộ thiên này chỉ là nơi để đổ rác, không giải quyết được yêu cầu xử lý rác thải mà còn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây mùi hôi thối, trở thành ổ dịch bệnh với con người. Nhất là tại các khu vực đông dân cư, lượng rác lại càng lớn, khi không kịp thu gom thì người dân đổ tạm ra những bãi rác lộ thiên rất mất vệ sinh, cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên những bãi rác này không được xử lý, bởi lẽ nó thuộc sở hữu chung, không có ai, cơ quan nào bỏ kinh phí để dẹp bỏ những bãi rác tạm này. Có chăng chỉ do những người dân xung quanh dựng một bảng “Cấm đổ rác”, nhưng nó cũng chẳng mang lại hiệu quả gì. Trong khi những bãi rác này hàng ngày, hàng giờ hiện hữu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Xử lý rác thải thực sự là một công việc quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của xã phường hiện nay, khi mà quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh, nhanh, và thì đi đôi với nó là lượng rác thải ra ngày càng nhiều. Tìm ra giải pháp cho vấn đề xử lý rác thải tại các khu vực gần đô thị là một việc là hết sức ý nghĩa trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Hiện tại tất cả lượng rác đều được đem đổ tại bãi rác Đá Mài,

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w