Đánh giá chung về sự tích lũy các kim loại đồng, kẽm, chì, cadimi trong mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cadimi, chì, đồng, kẽm trong một số loài nghuyễn hể ở vùng biển cửa hội, tỉnh nghệ an (Trang 92)

d. Tác dụng sinh hóa của cadimi [25]

3.3. Đánh giá chung về sự tích lũy các kim loại đồng, kẽm, chì, cadimi trong mô

các loại nhuyễn thể nghiên cứu

Từ các kết quả phân tích các kim loại Cu, Zn, Pb và Cd trong hai loài nhuyễn thể nghêu vân và sò huyết ở vùng biển Cửa Hội - Nghệ An và môi trường sinh sống của chúng mẫu ( nước biển và bùn), chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Trong mô của các loài nghêu vân và sò huyết được nghiên cứu đều có sự tích lũy các kim loại Cd, Pb, Cu và Zn với hàm lượng khá lớn. Trong đó: hàm lượng Cu trong mẫu sò huyết và Cd trong mẫu nghêu vân vượt giới hạn cho phép, hàm lượng các kim loại Cd, Pb, Cu và Zn trong các mẫu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép theo [4,5].

- Sự tích lũy Cu cao trong mô loài sò huyết, tương ứng với hàm lượng Cu trong nước và bùn ở vùng sinh sống của chúng vượt giới hạn cho phép. Mặc dù môi trường sống của nghêu vân cũng chứa thành phần Cu cao vượt giới hạn, nhưng sự tích lũy Cu trong mô của chúng thấp hơn, có thể cho rằng nghêu vân tích lũy Cu kém hơn loài sò huyết.

- Loài nghêu vân có sự tích lũy hàm lượng kim loại Cadimi (Cd) cao hơn rất nhiều so với loài sò huyết, khoảng 5,7 lần. Hàm lượng kim loại Cd trong nghêu vân (có kích thước lớn) có giá trị vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.

- Các loài nhuyễn thể đều tích lũy Pb trong mô và sò huyết có khả năng tích lũy Pb cao hơn so với loài nghêu vân, khoảng 3,4 lần và tăng mạnh theo kích thước.

- Sự tích lũy các kim loại Cd, Pb, Cu và Zn trong mô của các loài nhuyễn thể nghiên cứu đều phụ thuộc vào kích thước, sự phụ thuộc thể hiện mạnh nhất đối với trường hợp tích lũy Cd trong mẫu nghêu và yếu nhất ở trường hợp tích lũy Pb trong mẫu nghêu.

Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại Cd, Pb, Cu và Zn trong mô của hai loài nghêu vân và sò huyết ở vùng biển Cửa Hội, chúng tôi nhận thấy, tuy sinh trưởng và phát triển trong cùng một môi trường sống nhưng sinh lý, tính phàm ăn, khả năng lọc nước của mỗi loài nhuyễn thể và hàm lượng các kim loại nặng tồn dư trong môi trường sống khác nhau, do đó khả năng tích lũy và hàm lượng kim loại nặng trong mô của mỗi loài nhuyễn thể cũng khác nhau.

Từ xưa đến nay các loài nhuyễn thể trên là một trong những nguồn thực phẩm có khả năng cung cấp hàm lượng vi lượng kim loại Zn, Cu, … cần thiết cho con người. Ngược lại, khả năng tích lũy kim loại của chúng cũng là một con đường gián tiếp để đưa một hàm lượng đáng kể kim loại độc hại vào cơ thể con người. Vì

vậy khi sử dụng chúng cần quan tâm về chỉ tiêu về các kim loại Zn, Cu, Cd, Pb… để sử dụng an toàn hơn.

Về khía cạnh môi trường, sự tích lũy kim loại nặng đã góp một phần nào đó làm sạch hoặc cân bằng hàm lượng kim loại nặng trong môi trường sống của chúng. Đồng thời, thông qua sự tích lũy này có thể cảnh báo và giúp chúng ta có thể nghiên cứu được mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường. Khả năng tích lũy Cu cao của loài sò huyết và tích lũy Cd cao ở mẫu nghêu có thể là các thông tin về khả năng sử dụng các loài sinh vật này trong việc quan trắc chỉ tiêu kim loại Cu, Cd trong môi trường sinh sống của chúng.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được những kết quả chính như sau:

1. Đã lựa chọn và thu thập được các mẫu nhuyễn thể (mẫu nghêu và sò huyết), mẫu bùn, mẫu nước ở vùng biển Của Hội – Nghệ An.

2. Đã xử lý mẫu bằng lò vi sóng ở các điều kiện thích hợp.

3. Đã xác định đồng thời hàm lượng Cu, Zn, Cd và Pb trong mẫu nhuyễn thể nghêu vân, sò huyết và các mẫu nước, bùn ở vùng biển Cửa Hội của nhuyễn thể bằng phương pháp phổ khối nguyên tử ICP-MS. Kết quả cho thấy:

- Các mẫu nhuyễn thể nghiên cứu đều chứa Cu, Zn với hàm lượng khá cao, chúng là nguồn thực phẩm cung cấp các nguyên tố vi lượng Cu, Zn cần thiết. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy các mẫu nghiên cứu đều chứa hàm lượng Pb và Cd, một số mẫu có hàm lượng Pb và Cd vượt quá giới hạn cho phép, do đó cần phải lưu ý về an toàn khi sử dụng loại thực phẩm này.

- Trong các mẫu nước biển và bùn ở các vùng nghiên cứu đều chứa các kim loại Cu, Zn, Pb, Cd. Trong đó hàm lượng Cu trong mẫu nước và đất đều vượt giới hạn cho phép, thành phần các kim loại khác nằm trong giới hạn cho phép. Cho thấy nước biển và bùn các vùng nghiên cứu chưa bị ô nhiễm các kim loại nặng Cd, Pb, nhưng chứa Cu cao.

4. Đã rút ra một số nhận xét về khả năng tích lũy các kim loại Cu, Zn, Pb, Cd của các loài nhuyễn thể nghiên cứu và mối quan hệ với môi trường sống của chúng. Các kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa thành phần các kim loại Cu, Zn, Pb, Cd trong môi trường và trong mô của loài sò huyết và nghêu vân.

Chúng tôi nhận thấy, dùng sinh vật nhuyễn thể để đánh giá ô nhiễm môi trường sẽ ưu việt hơn hẳn việc phân tích mẫu nước, bùn, trầm tích. Vì hàm lượng kim loại nặng tìm thấy trong cơ thể sống cho ta nhiều thông tin hơn về tác động sinh học của chất ô nhiễm tới môi trường và mẫu nước, bùn, trầm tích chịu biến động lớn cả về thời gian, về không gian cho nên việc kiểm tra đánh giá hàm lượng khó

khăn, tốn kém về mặt tài chính. Bên cạnh đó, sinh vật nhuyễn thể có sự phân bố địa lý rộng, dễ dàng so sánh mức độ ô nhiễm ở các vị trí khác nhau.

Hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển hướng nghiên cứu kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm nói chung cũng như trong mô của các loài nhuyễn thể nói riêng và hoạt động quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển. Tuy nhiên để có thể đưa ra kết luận chính xác cần có các công trình nghiên cứu có tính hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Lê Huy Bá (2000), Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Thái Trần Bá, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1998), Động vật không xương sống, NXB Giáo dục.

3. Bộ tài nguyên môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, QCVN 03:2008/ BTNMT. 4. Bộ Y tế (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giới hạn ô nhiễm kim

loại nặng trong thực phẩm, QCVN 08-2:2011/BYT.

5. Bộ Y tế (2007), Quyết định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”

6. Bộ Y tế (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, QCVN 10:2008/BTNMT.

7. Lưu Thị Thu Hà (2009), Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Lê Văn Hà (2014), Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định đồng thời một số kim loại nặng trong sinh vật nhuyễn thể bằng phương pháp ICP-OES, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Vinh Hoa (2009), Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây, Khóa luận tốt nghiệp.

10.Trần Tứ Hiếu, Lê Hồng Minh, Nguyễn Viết Thức (2008), "Xác định lượng vết kim loại nặng trong các loài trai ốc Hồ Tây – Hà Nội bằng phương pháp ICP – MS", Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học 2/ 2008. 11.Http://tusach.thuvienkhoahoc.com

13.Http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

14.Http://vi.wikipedia.org

15.Lê Văn Khoa (2007), Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo dục.

16.Phạm Luận (2013), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Bách khoa Hà Nội.

17.Phạm Luận (2002), Vai trò của muối khoáng nguyên tố vi lượng và vitamin đối với sự sống con người.

18.Phạm Luận (2000), Các phương pháp và kỹ thuật xử lý mẫu phân tích.

19. Lê Thị Mùi (2001), Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clo bền vững độc hại trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng biển Lăng Cô, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ hóa học.

20. Lê Thị Mùi (2008), "Sự tích tụ chì và đồng trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng", Tạp chí KH-CN, Đại học Đà Nẵng, số 4(27).2008.

21.Hoàng Nhâm (2006), Hóa học vô cơ – tập hai, tập ba, Nhà xuất bản giáo dục.

22.Nguyễn Thị Kiều Oanh, Nghiên cứu xác định hàm lượng kim loại nặng Cd, Pb, Cu, Zn trong một số loài ốc ở tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học 23. Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hiện đại - ứng dụng trong

hóa học, NXB Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Đoàn Thị Thắm, Lê Thị Mùi ( 2007), "Sự tích tụ chì, đồng và kẽm trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng", Tạp chí Khoa Học Công Nghệ - Đại Học Đà Nẵng, số 3(20).2007.

25. Lê Ngọc Tú, Độc tố học và an toàn thực phẩm, NXBKHTN.

26.Hoàng Thị Thanh Thủy, Nguyễn Như Hà Vy, Từ Thị Cẩm Loan (2007), "Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí phát triển KHCN, tập 10.

27. Arias Sari (2003), Trace metal concentrations in blue musels Mytilus edulis in Byfjorden and the coastal areas of Bergen, Institute for Fisheries and Marine Biology University of Bergen.

28. Agency for Toxic Substances and Disease Registry - ATSDR (2000),

Toxicological profile for manganese (update), Department of Health and Human Services, Public Health Service, Atlanta, GA: U.S.

29. A.T. Townsend and I. Snape (2008), Multiple Pb sources in marine sediments near the Australian Antarctic Station, Casey, Science of The Total Environment, Volume 389, Issues 2-3, Pages 466-474.

30. Jose´ Usero, Jose´ Morillo, Ignacio Gracia (2004), Heavy metalconcentrations in molluss from the Atlantic coast of southern Spain, vol 55, issues 3, p 431-442.

31. Locatelli C. (2000), Proposal of new analytical procedures for heavy metal determination in mussels, clams and fishes, Food additives and contaminants, 7: 769-774.

32. Mustafa Soylak, Sibel Saracoglu, Umit Divrikli and Latif Elcic (2005),

Coprecipitation of heavy metals with erbium hydroxide for their flame atomic absorption spectrometric determinations in environmental samples,

Talanta, 66 (5), p. 1098-1102.

33. M. Bettinellia , G. M. Beone, S. Speziaa and C. Baffi (2000),

Determination of heavy metals in soils and sediments by microwave- assisted digestion and inductively coupled plasma optical emission spectrometry analysis, Analytica Chimica Acta , 424 (2 ), p. 289-296. 34. Marcos Pérez-López, María Hermoso de Mendoza, Ana López Beceiro and

Francisco Soler Rodríguez (2008), Heavy metal (Cd, Pb, Zn) and metalloid (As) content in raptor species from Galicia (NW Spain), Ecotoxicology and Environmental Safety, Volume 70, Issue 1, Pages 154-162.

35. M. Lucila Lares, Gilberto Flores-Munoz, Ruben Lara-Lara (2002),

Temporal variability of bioavailable Cd, Hg, Zn, Mn and Al in an up welling regime, vol 120, issues 3, p595-608.

36. Mohamed Maanan (2008), Heavy metal concentrations in marine molluscs from the Moroccan coastal region, Environmental Pollution, Volume 153, Issue 1, Pages 176-183

37. Simone Griesel, Antje Kakuschke, Ursula Siebert and Andreas Prange (2008), Trace element concentrations in blood of harbor seals (Phoca vitulina) from the Wadden Sea, Science of The Total Environment, Volume 392, Issues 2-3, Pages 313-323.

38.Sidoumou, Gnassia - Barelli (2006), Heavy metal concentrations in mollusks from the Senegal coast, Environment international 32, p. 384-387.

39. S.D’ilio , F.Petrucci, M.D’Amato, M.Di Gregorio, O. Senofonte, N.Violante

Method validation for determination of asenic, cadmium, chromium and lead in milk by means of dynamic reaction cell inductively coupled plasma mass spectrometry, Analytica Chimica Acta, Volume 624, Issue 1, 22 August 2008, Pages 59-67.

40. Xiaodan Wang, Genwei Cheng, Xianghao Zhong và Mai – Heli (2008),

Trace elements in sub-alpine forest soils on the eastern edge of the Tibetan Plateau, China, Environ Geol.

41. Yanhong Wu, Xinhua Hou, Xiaoying Cheng, Shuchun Yao, Weilan Xia, Sumin Wang (2006), Combining geochemical and statistical methods to distinguish anthropogenic source of metals in lacustrine sediment: a case study in Dongjiu Lake, Taihu Lake catchment, China, Environ Geol, 52: 1467 – 1474.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy các kim loại cadimi, chì, đồng, kẽm trong một số loài nghuyễn hể ở vùng biển cửa hội, tỉnh nghệ an (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w